Kiến trúc sư Phan Đình Kha – chuyên tư vấn thiết kế lăng mộ đá

KTS Phan Đình Kha
  • Chuyên gia tư vấn thiết kế lăng mộ đá tại Đá Tâm Nguyện từ năm 2018
  • Hơn 15 năm kinh nghiệm làm kiến trúc. Hơn 6 năm kinh nghiệm tư vấn thiết kế mộ đá và lăng mộ đá tại Đá Tâm Nguyện
  • Đã tư vấn thành công cho hơn 1000 dự án, công trình lăng mộ đá

Kiến trúc sư Phan Đình Kha là một chuyên gia nổi bật trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc tại Việt Nam. Tính đến nay, ông đã có hơn 15 năm làm nghề thiết kế kiến trúc và hơn 6 năm tư vấn thiết kế cho các công trình lăng mộ đá và mộ đá. Ông Kha là một trong những nhân tố quan trọng trong đội ngũ chuyên gia của chúng tôi.

Hành trình sự nghiệp và các thành tựu nổi bật

Hành trình sự nghiệp của kiến trúc sư Phan Đình Kha là một câu chuyện đầy cảm hứng về sự tận tụy và sáng tạo trong lĩnh vực kiến trúc tại Việt Nam. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo chuyên ngành kiến trúc, ông đã bắt đầu sự nghiệp với nhiều thử thách nhưng cũng đầy cơ hội để học hỏi và phát triển.

Tính đến nay, ông đã có hơn 15 năm kinh nghiệp hoạt đông trong lĩnh vực kiến trúc. Hiện tại, ông là giám đốc công ty kiến trúc ZENA, chuyên về thiết kế nhà ở, biệt thự, khách sạn và các công trình công cộng. Phong cách thiết kế của ông nhấn mạnh vào việc tối ưu ánh sáng, không gian mở, và tính thẩm mỹ cao, tạo sự cân bằng giữa công năng và nghệ thuật.

Bên cạnh đó, từ năm 2018 cho đến nay, ông còn đang là kiến trúc sư tư vấn thiết kế cho các dự án, công trình lăng mộ đá, mộ đá mà Đá Tâm Nguyện thực hiện. Xuất phát từ niềm yêu thích các trí trị văn hóa truyền thống, ông luôn mong muốn đem những hiểu biết về kiến trúc để ứng dụng vào thiết kế các công trình lăng mộ đá, giúp mọi người có thể xây dựng được những ngôi mộ hoặc khu lăng mộ đá đẹp, báo hiếu ông bà tổ tiên, tiếp nối những giá trị văn hóa tốt đẹp của người Việt

Các thành tựu và công trình nổi bật

Trong suốt hơn 15 năm làm nghề, ông đã trực tiếp tham gia và hoàn thiện hơn 1.000 dự án đa dạng, từ nhà ở dân dụng, khách sạn, đến các công trình công cộng và văn hóa. Một số dấu ấn nổi bật trong sự nghiệp của ông bao gồm:

  1. Cảng hàng không Liên Khương – Đà Lạt: Công trình đoạt giải nhất Kiến trúc Quốc gia năm 2010.
  2. Bệnh viện Phú Mỹ (TP.HCM)Bệnh viện Ung Bướu 2: Các công trình quy mô lớn phục vụ cộng đồng.
  3. Khách sạn Phú Mỹ – Sóc TrăngNhà hàng Miss Sài Gòn (tại Bắc Kinh): Các dự án mang tính quốc tế.
  4. Homestay Đà Lạt của Trường Giang – Nhã Phương: Thiết kế độc đáo, mang lại sự hài lòng từ những khách hàng nổi tiếng.

Trong hơn 6 năm kinh nghiệm hoạt đông trong lĩnh vực thi công thiết kế lăng mộ đá, số lượng dự án, công trình lăng mộ mà ông hỗ trợ tư vấn cho Đá Đức Tâm hiện nay đã lên đến hơn 1000 công trình. Những công trình lăng mộ mà ông hỗ trợ tư vấn thiết kế thì luôn có tính thẩm mỹ cao, kết hợp được nhiều chi tiết mang giá trị văn hóa truyền thống của người Việt.

Phong cách thiết kế

Phan Đình Kha luôn hướng tới sự cân bằng giữa công năng sử dụng và giá trị thẩm mỹ. Ông kết hợp tinh tế các yếu tố truyền thống và hiện đại, đồng thời chú trọng đến yếu tố bền vững và thân thiện môi trường.

Trong thiết kế lăng mộ, ông luôn kết hợp hài hòa giữa các yếu tố phong thủy và các thiết kế mang nhiều ý nghĩa truyền thống văn hóa Việt nhằm tạo ra các công trình vừa có ý nghĩa to lớn, vừa phù hợp về phong thủy.

Đóng góp cho cộng đồng

Ngoài việc phát triển sự nghiệp cá nhân, ông còn đóng góp vào việc đào tạo và truyền cảm hứng cho các thế hệ kiến trúc sư trẻ. Phan Đình Kha thường xuyên tổ chức các hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm và lan tỏa giá trị kiến trúc đến cộng đồng.

Tầm nhìn tương lai

Kiến trúc sư Phan Đình Kha luôn đặt mục tiêu tạo ra những công trình vừa mang tính biểu tượng, vừa phục vụ tốt nhu cầu của con người. Ông đang nỗ lực mở rộng hoạt động thiết kế ra thị trường quốc tế, góp phần đưa kiến trúc Việt Nam tiến xa hơn.

Ngoài ra, ông cũng có mục tiêu là cùng với đơn vị thiết kế, thi công lăng mộ đá “Đá Đức Tâm” tạo ra nhiều công trình lăng mộ đẹp, có ý nghĩa cho ông bà tổ tiên, lan tỏa mạnh mẽ các giá trị văn hóa “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của người Việt