Bài văn khấn gia tiên là một trong những thứ không thể thiếu trong tục lệ thờ cúng tổ tiên của dân tộc Việt Nam ta từ xưa đến nay. Tuy quen thuộc là thế nhưng đối với lớp bạn trẻ hiện nay thì lại không mấy ai quan tâm đến vấn đề này. Điều đó ngày càng làm mai một đi nét đẹp văn hóa của dân tộc đã tồn tại qua hàng nghìn năm lịch sử. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về vấn đề này thì hãy tham khảo bài viết chi tiết ngay sau đây.
1. Ý nghĩa của việc cúng gia tiên
Ý nghĩa của việc cúng gia tiên chắc hẳn ai cũng đều mường tượng ra nó là gì nhưng không thật sự hiểu rõ được ẩn ý sâu xa. Đây là một trong những nét đẹp văn hóa mà người Việt Nam muốn thông qua đó để thể hiện sự biết ơn, tưởng nhớ của người đang sống dành cho người đã mất.
Đây là một việc làm vô cùng cần thiết đối với mỗi gia đình, bởi đó là thời khắc mà chúng ta đang bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến những người đã ra đi mãi mãi. Hơn thế nữa còn là sự mưu cầu, mong muốn rằng người mất sẽ phù hộ cho gia đình gia chủ có thể gặp được nhiều bình an may mắn công việc thuận lợi có thật nhiều sức khỏe trong cuộc sống.
2. Sử dụng bài văn khấn gia tiên trong trường hợp nào
Đôi khi mọi người chỉ hiểu khái niệm của bài văn khấn gia tiên là gì mà không hiểu được rõ nó sẽ sử dụng trong những trường hợp như thế nào? Để không bị nhầm lẫn thì hãy tham khảo các trường hợp được dùng bài văn khấn gia tiên chúng tôi cung cấp ngay sau đây:
Có thể sử dụng bài văn khấn gia tiên hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng để mong muốn tổ tiên nhà mình sẽ phù hộ độ trì
Có thể sử dụng bài văn khấn gia tiên trong những ngày rằm và mùng một của hàng tháng trong năm
Có thể sử dụng bài văn khấn gia tiên vào những ngày lễ, ngày tét hoặc tất cả các ngày lễ theo văn hóa của Việt Nam ta từ xưa đến nay
>>>Xem thêm: Những ưu điểm chỉ có tại mộ ốp đá
3. Cách khấn gia tiên
Thờ cúng gia tiên là một trong những việc tâm linh vì thế mọi người không được làm một cách qua loa, đại khái, làm cho xong. Để buổi lễ cúng gia tiên của chúng ta trở nên hoàn hảo, trang trọng thì mọi người cần phải chuẩn bị thật đầy đủ mâm cúng dọn dẹp lại nhà cửa và đặc biệt là cần có một bài mẫu văn khấn.
Trong quá trình khấn thì mọi người thường sẽ nói thẳng trong miệng và cung cấp đủ những thông tin của có liên quan đến buổi lễ ngày hôm đó như nơi ở hiện tại, mục đích thờ cúng, tên người được cúng và tên tất cả mọi thành viên trong gia đình kèm theo những lời xin, lời hứa…
>>>Xem thêm: Lưu ý khi lựa chọn nhà thầu thi công lăng mộ bằng đá khối
4. Bài văn khấn Gia tiên vào mùng một
Mở đầu cho bài khấn thì mọi người niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” đủ 3 lần
Con xin kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật
Con xin kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần
Con xin kính lạy Bản Cảnh Thành Hoàng, ngài Bản Xứ Thổ Địa, ngày bản gia Táo Quân cùng tất cả các chư vị tôn thần
Con xin kính lạy tổ tiên, Hiển Khảo, Hiển Tỷ, cùng tất cả các chư vị hương linh đã mất
Hương chủ của chúng con có tên là:…
Hiện tại đang sinh sống và làm việc tại: …
Hôm nay đã là mùng 1 của tháng… năm…, gia chủ con rất may mắn được nhờ ơn của trời của đất của các vị Tôn thần, cùng tổ tiên vì vậy ngày hôm nay là ngày mồng 1 con vô cùng Thành Tâm sắm hương, hoa, quả và có nén hương dâng lên.
Gia chủ chúng con xin thành tâm kính mời ngày bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương, ngài bản xứ của thần linh thổ địa, ngài bản gia Táo Quân, Ngũ phương, Long Mạch, Túi thần. Con xin nguyện tâm cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng cho lòng thành của chúng con và hưởng thụ vật lễ.
Con cũng thành tâm xin kính mời cụ tổ khảo, tổ tỷ, cùng tất cả hương linh thuộc gia tiên nội ngoại… Con cúi xin thương xót cho con, cho cháu mà linh thiêng hiện về chứng giám cho lòng thành và hưởng thụ lễ vật
Thí chủ là con cũng xin kính mời các vị là Tiền Chủ, Hậu Chủ hiện đang ngụ tại nhà phù hộ cho tất cả các thành viên trong gia đình chúng con luôn luôn mạnh khỏe mọi việc làm ăn buôn bán được thuận lợi, cuộc sống được bình an tốt lành…
Trước án kính lễ chúng con xin được thành tâm cúi đầu, xin được các ngài, hương linh phù hộ độ trì cho gia đình chúng con
Kết thúc xong bài văn khấn gia tiên thì niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” 3 lần nữa
5. Những lưu ý khi cúng gia tiên
Xin nhắc lại một lần nữa là việc cúng gia tiên là một việc vô cùng quan trọng, trang trọng và liên quan rất nhiều đến thế giới tâm linh, vì vậy mọi người cần phải chuẩn bị thật kỹ càng trước khi cúng.
Đặc biệt là những ngày giỗ trọng đại của các thành viên trong gia đình như: giỗ ông, giỗ bà, giỗ bố, giỗ mẹ, giỗ vợ, giỗ chồng… thì mọi người cần nhất định phải cũng cáo giỗ trước một ngày. Ngày này thường được dân gian ta gọi với cái tên quen thuộc là ngày tiên thường.
Đối với những ngày mà chúng cáo giỗ thì mọi người cần phải nhớ là bắt buộc phải chúng các công thần thổ địa trước rồi sau đó mới cúng đến gia tiên. Trong ngày giỗ ngoài việc chúng ta về khấn mời người giỗ về thì cũng cần mời những hương linh khác trong dòng tộc nội ngoại về dự cỗ giỗ.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những tổng hợp và chia sẻ của chúng tôi về bài văn khấn gia tiên và rất nhiều những lưu ý quan trọng mà bạn cần lưu ý. Hy vọng qua đây mọi người cũng dần hiểu hơn về việc thờ cúng tổ tiên sao cho chỉnh chu nhất.
Đá Tâm Nguyện là đơn vị chuyên thi công, thiết kế lăng mộ đá, công trình bằng đá với sự uy tín lâu năm. Nếu cần tư vấn, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi nhé.