Cúng tạ đất là một trong những nghi lễ quan trọng vào mỗi dịp cuối năm mà bất cứ gia đình nào cũng không thể thiếu. Chính vì vậy, đây là nghi lễ rất quan trọng và cần phải được chuẩn bị kỹ lưỡng. Ngay trong bài viết này, hãy cùng Đá Tâm Nguyện tìm hiểu cách bày ngựa cúng tạ đất chuẩn xác nhé.
1. Một số điều cần chuẩn bị khi bày ngựa cúng tạ đất
1.1. Mâm cúng tạ đất
Với những gia đình theo đạo Phật sẽ thường ăn chay trường và kiêng kị việc dùng đồ mặn, ngoài việc nhớ rõ cách bày ngựa cúng tạ đất như thế nào thì bạn còn cần phải chuẩn bị mâm cúng tạ đất cho ngày đầu năm mới bao gồm:
-
Oản
-
Xôi
-
Bánh bao chay
-
Một vài món chay như đậu phụ, canh rau
-
Đồ ngọt như chè, bánh kẹo
-
Thuốc lá
-
Hoa quả tươi
1.2. Lễ vật cúng tạ đất
Lễ vật cúng tạ đất cũng là thứ gia chủ cần phải chuẩn bị bên cạnh việc tìm hiểu cách bày ngựa cúng tạ đất. Đồ lễ sẽ không yêu cầu gắt gao hay quá cầu kỳ, quan trọng nhất lòng thành kính, sự thành tâm xuất phát từ bên trong tâm trí con người. Để lễ tạ ơn đảm bảo lịch sự cũng như sự sang trọng cho việc cúng bái, tạ ơn, bạn cần phải chuẩn bị:
-
Mâm trái cây ngũ quả
-
Hoa tươi
-
Nhang và đèn cây, nến
-
Nước lọc, nước suối
-
Rượu
-
Giấy cúng
-
Một số loại bánh kẹo
-
Đĩa trầu cau
-
Xôi và chè
-
Cháo
-
Nước ngọt
-
Bia
-
Trà
-
Thuốc lá
1.3. Bài văn khấn tạ đất
Bên cạnh mâm cúng và lễ vật dâng lên, bài văn khấn cúng tạ đất cũng là điều bạn phải chuẩn bị cẩn thận, không được sơ sài. Điều này sẽ thể hiện lòng thành tâm, mong nguyện của bạn dâng lên các vị thần.
Hôm nay là ngày… tháng …. năm ….
Con xin thành tâm xin dâng hương hoa quả, gạo muối, giấy tiền vàng bạc, bánh kẹo, …. cúng cho các Chư Thần, Ông Bà, các vị khuất mày khuất mặt, cô bác đất đai trong khu vực này. Con xin tất cả các Chư Thần, Ông Bà, các vị khuất mày khuất mặt, cô bác đất đai trong khu vực này thọ nhận, chứng minh ủng hộ cho gia chủ con làm ăn may mắn, đòi dào sức khỏe..
Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát (3 lần)
Mô Phật – Lễ vật của gia chủ có điều gì sơ sót, gia chủ xin tất cả các Chư Thần, Ông Bà, các vị khuất mày khuất mặt, cô bác đất đai trong khu vực niệm tình, hoan hỉ tha thứ.
Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát (3 lần)
Sau khi nhang sắp tàn, bạn hãy đọc để hạ lễ: Nam mô Quan Thế Âm Bồ Tát (7 lần)
>>>Xem thêm: Tham khảo một số hình ảnh lăng mộ đá được sử dụng nhiều nhất
2. Ý nghĩa của lễ cúng tạ đất
Theo quan niệm dân gian, ông bà ta có truyền lại, mỗi mảnh đất nơi con người làm ăn, sinh sống đều sẽ có một vị thần đứng ra trông coi và cai quản để giữ cho đất nước được yên ổn. Chính vì vậy, chúng ta phải làm lễ, báo cáo với vị thần trước khi làm bất cứ việc gì liên quan đến đất đai nhằm cầu mong cho mọi việc được thuận buồm xuôi gió, suôn sẻ mà không gặp bất trắc gì.
Cách bày ngựa cúng tạ đất là nghi thức hoàn toàn không bắt buộc. Để thể hiện lòng thành kính, đức tin của người cùng đối với ông Thổ Công, bạn không nhất thiết phải bày một lễ cúng riêng biệt mà thay vào đó có thể kết hợp với các lễ khác như hóa vàng sau Tết hoặc lễ cúng ông Công, ông Táo hay vào dịp rằm tháng Giêng,…
3. Lễ cúng tạ đất trong nhà hay ngoài sân?
Lễ cùng này thường được thực hiện ngoài trời nhưng nếu các gia đình không có sân rộng, ở chung cư hay không tiện để làm nghi lễ ngoài trời thì thực hiện trong nhà cũng không có vấn đề gì. Dựa theo kinh nghiệm của các chuyên gia phong thủy, tâm linh, lễ cúng Thổ Công, cách bày ngựa cúng tạ đất không cần quá câu nệ việc cúng trong nhà hay ngoài sân mà quan trọng là tấm lòng thành của bạn.
4. Nên cúng tạ đất khi nào?
Với ý nghĩa chính của buổi lễ là tỏ lòng tri ân thành kính đến chư vị Thổ Thần đã phù hộ, độ trì cho gia chủ cũng như là các thành viên trong gia đình. Nếu được, khi làm lễ, bạn có thể cúng ngay tại bàn thờ Phật của gia đình. Thông thường, bạn nên cúng tạ đất vào ngày 23 cúng ông Công, ông Táo.
5. Hướng dẫn cách bày ngựa cúng tạ đất
5.1. Hướng dẫn chuẩn bị cúng tạ đất
Trong quan niệm của dân gian, trong mỗi gia đình đều tồn tại thần Thổ Công, Thổ địa vì chính vị thần này là người cai quản tài lộc của gia đình. Đồng thời, các vị thần này cũng là người bảo vệ gia đình của bạn khỏi sự quấy nhiễu của ma quỷ, giúp gia đình tránh được những điều xấu. Để thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây của người Việt và là nét đẹp tâm linh cần được duy trì và truyền lại cho thế hệ sau. Trong nghi lễ cách bày ngựa cúng tạ đất, bạn cần phải sắm các bộ lễ vàng bao gồm:
-
5 con ngựa, trong đó sẽ có các màu bao gồm đỏ, xanh, trắng, vàng và chàm tím cùng với 5 bộ mỹ, áo, hia (loại nhỏ) kèm theo cờ lệnh, kiếm, roi. Trên lưng mỗi con ngựa, bạn cần phải đặt 10 lễ tiền vàng.
-
1 con ngựa đỏ to hơn 5 con ngựa trên kèm theo mũ, áo, hia nhưng to hơn, cờ, roi và kiếm
-
1 cây vàng hoa đỏ (1000 vàng)
-
1 đĩa đựng 50 lễ vàng tiền để dâng gia tiên.
5.2. Hướng dẫn cách bày ngựa cúng tạ đất chuẩn xác nhất
Sau khi đã chuẩn bị các lễ vật cần thiết để cúng đất, bạn cần tham khảo cách bày ngựa cúng tạ đất sau đây:
-
Đặt 5 con ngựa đứng cạnh nhau một cách thẳng hàng và hướng mặt vào bên trong mâm lễ cúng
-
Hoặc bạn cũng có thể áp dụng cách bày ngựa cúng tạ đất đó là xếp 5 con ngựa xung quanh phần đất cúng, hướng mặt vào đất tượng trưng.
-
Trong trường hợp cúng tạ đất ở trong nhà thì bạn hãy áp dụng cách bày ngựa cúng tạ đất ở bên trong bàn đồ thờ cúng.
Trên đây là tổng hợp một số thông tin để giải đáp thắc mắc liên quan đến lễ cúng tạ đất cũng như cách bày ngựa cúng tạ đất chuẩn xác. Bên cạnh mâm cúng, lễ vật, bạn cũng đừng quên lòng thành là điều quan trọng nhất nhé.
Đá Tâm Nguyện là đơn vị chuyên thi công, thiết kế các mẫu mộ , công trình bằng đá với sự uy tín lâu năm. Nếu cần tư vấn, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi nhé.