Văn Khấn Thổ Công Và Gia Tiên Ngày Rằm, Mùng 1 Chuẩn

Văn Khấn Thổ Công Và Gia Tiên Ngày Rằm, Mùng 1 Chuẩn

Thường đến ngày mùng 1, ngày rằm hàng tháng, mọi người chuẩn bị lễ vật cúng thổ công và gia tiên để cầu mong sự bình an, vạn sự tốt lành cho gia đình. Cùng với đó, người cầu sẽ đọc văn khấn với tấm lòng thành đúng nghi lễ để được gia tiên, thổ công chứng giám. Vậy văn khấn thổ công và gia tiên như thế nào trong những ngày này? Cùng Đá Tâm Nguyện tìm hiểu nhé.

1. Mẫu văn khấn thổ công, gia tiên trong ngày rằm, ngày mùng 1

Ngoài lễ vật chuẩn bị, khi cúng thì gia chủ cần biết cách cúng sao cho đúng nghi lễ, việc này sẽ thể hiện được lòng thành tâm và được thổ công, gia tiên ghi nhận. Vậy bài khấn thổ công, gia tiên thế nào là đúng? Mỗi nơi có thể có văn cúng khác nhau, đa phần phải đầy đủ, chu đáo để thỉnh mời thổ công, ông bà tổ tiên về chứng kiến và nhận lễ.

Gia chủ có thể sử dụng văn cúng bằng nôm hoặc âm hán tùy theo khả năng. Dưới đây là một số bài văn cúng tổ tiên, thổ công ngày rằm và mùng 1 tại nhà bạn có thể tham khảo.

1.1. Mẫu văn khấn thổ công mùng 1 và rằm

Mẫu văn khấn thổ công ngày rằm và mùng 1 hàng tháng
Mẫu văn khấn thổ công ngày rằm và mùng 1 hàng tháng

1.2. Mẫu văn khấn gia tiên ngày rằm và mùng 1

Mẫu văn khấn thỉnh gia tiên hay nhấtên
Mẫu văn khấn thỉnh gia tiên hay nhất

>>>Xem thêm: Tìm hiểu về các mẫu sản phẩm lăng đá đẹp tại Đá Tâm Nguyện

2. Tìm hiểu về truyền thống khấn thổ công và gia tiên mùng 1, ngày rằm

Không ai nhớ phong tục cúng thổ công, gia tiên vào ngày mùng 1 và 15 âm lịch hàng tháng có từ bao giờ, chỉ biết rằng đây là hoạt động truyền thống không thể có. Vào những ngày này, người cúng dâng lễ vật cùng lời khấn thành tâm gửi cho gia tiên và thổ công – những người quá cố luôn giúp đỡ, đem lại sự bình an tài lộc cho cả gia đình.

Cúng khấn thổ công, gia tiên ngày rằm và mùng 1 là truyền thống tốt đẹp của người Việt
Cúng khấn thổ công, gia tiên ngày rằm và mùng 1 là truyền thống tốt đẹp của người Việt

Đây là truyền thống lâu đời thể hiện nét đẹp văn hóa uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta và được lưu truyền cho đến nay. Cứ vào hai ngày này, hầu hết gia đình người Việt nào cũng chuẩn bị lễ cúng chu đáo cho thổ công và gia tiên, kể cả nhiều người Việt xa xứ.

2.1. Tục lệ cúng mùng 1 âm lịch

Cúng ngày mùng 1 trong dân gian còn gọi là ngày Sóc – nghĩa là ngày khởi đầu. Con cháu chuẩn bị lễ vật và đọc văn khấn cúng thổ công, gia tiên ngày này nhằm bày tỏ lòng thành, cầu mong sự bình an bảo trợ.

2.2. Tục lệ cúng ngày 15 âm lịch

Cúng ngày rằm hàng tháng còn gọi là ngày Vọng – ngày mà mặt trăng và mặt trời đối xứng nhau nhất, trăng tỏ sáng nhất trong tháng. Người ta tin rằng, đây là ngày thổ công, gia tiên nhìn rõ mọi sự nhất cũng như tâm hồn con người sáng suốt thanh khiết nhất.

2.3. Ý nghĩa của tục lễ cúng thổ công và gia tiên hai ngày mùng 1, rằm hàng tháng

Theo cả phong thủy và tâm linh, hai ngày mùng 1 và ngày rằm, thổ công và gia tiên – những người quan trọng luôn ở bên phù hộ cho gia đình có khả năng thông thương với con người nhất. Cho nên những ngày này phù hợp để bày tỏ lòng thành, để người cúng đẩy lùi được những lo lắng, ưu phiền trong tâm cũng như dễ đạt được tâm nguyện của mình.

Cúng thổ công và gia tiên ngày rằm, mùng 1 thể hiện lòng thành kính của gia chủ
Cúng thổ công và gia tiên ngày rằm, mùng 1 thể hiện lòng thành kính của gia chủ

Gia đình có thể chuẩn bị lễ vật và cúng vào đúng ngày âm (bất cứ thời gian nào trong ngày) hoặc cúng vào buổi chiều trước đó 1 ngày (nghĩa là ngày 30 cuối tháng hoặc ngày 14 âm lịch).

>>>Xem thêm: Những mẫu mộ đơn đẹp được Đá Tâm Nguyện thi công

3. Hướng dẫn sắm lễ vật để cúng thổ công, gia tiên ngày mùng 1, ngày rằm

Dù là phong tục chung của người Việt song việc chuẩn bị lễ và văn khấn thổ công và gia tiên ở mỗi nơi có thể khác nhau. Điều quan trọng là phải thể hiện được tấm lòng thành kính, chân thật với những người đã khuất, người luôn bảo vệ cho gia đình mình.

3.1. Những lễ vật nên chuẩn bị

Thông thường, mọi người sẽ chuẩn bị lễ và khấn ngay tại nhà ở bàn thờ tổ tiên và thổ công. Một số nơi hoặc một số người có thể cúng ở chùa, miếu tùy theo phong tục.

  • Lễ cúng không cần cầu kỳ, chỉ cần đơn giản và thành tâm

Về lễ vật cúng trong hai ngày này, người cúng không cần chuẩn bị quá cầu kỳ như những dịp cúng quan trọng như rằm tháng 7, tháng 8, ngày mùng 1 tết, ngày rằm tháng giêng,… Thay vào đó, chỉ cần sắm lễ vật đơn giản tùy điều kiện, có thể là hoa trái sản vật của nhà hoặc mua sắm đồ tươi ngon dâng lên thổ công và gia tiên.

Hầu hết mọi người chọn cúng chay ngày rằm và mùng 1 hướng đến sự thanh tịnh
Hầu hết mọi người chọn cúng chay ngày rằm và mùng 1 hướng đến sự thanh tịnh
  • Có thể cúng chay hoặc cúng món mặn tùy theo điều kiện

Hiện nay, hầu hết mọi người lựa chọn cúng lễ chay trong ngày rằm và mùng 1 vì mong muốn hướng đến sự thanh tịch. Bạn có thể mua hoa quả, trái cây chín đầu mùa, hoa tươi hoặc bánh kẹo ngon cùng với hương thắp. Gia chủ nào muốn cúng lễ mặn có thể chuẩn bị gà luộc, thịt luộc, rượu, giò chả,… rất đa dạng. Việc lựa chọn

  • Chuẩn bị vàng mã để đốt

Ngoài lễ vật trên thì gia chủ nên chuẩn bị thêm vàng mã để đốt, giúp thổ công và gia tiên có cuộc sống sung túc, thoải mái bên kia. Đây là phong tục truyền thống nên dù đạo Phật quan niệm việc đốt vàng mã chỉ khi báo hiếu thì mọi người vẫn giữ việc dâng lễ này.

3.2. Lưu ý về sử dụng đồ cúng sau khi cúng

Đồ lễ sau khi cúng thổ công và gia tiên trong hai ngày quan trọng của tháng cần phải được nâng niu, sử dụng không được lãng phí. Phần đồ lễ này được ông bà ta quan niệm là lộc của thổ công, gia tiên để lại, người ăn là người thụ lộc sẽ nhận được may mắn bình an.

Vậy khi nào nên dùng đồ cúng?

  • Nếu cúng ở lễ chùa thì sau khi khấn xong và hết tuần hương, cần xin thụ lộc về nhà và tán lộc cho chùa.

  • Nếu cúng ở nhà thì chờ hết hương có thể thụ lộc hoa quả, còn nước và rượu thì rải xuống đất hoặc đổ lên mái nhà.

Lưu ý tuyệt đối không uống nước trong cốc đã mời thổ công và gia tiên, kể cả đã đổ nước đi. Hoa sau khi bày một vài ngày thì nên cho vào túi riêng để bỏ rác, tránh để hoa quả héo trên bàn thờ.

4. Lưu ý cần biết khi cúng thổ công, gia tiên ngày rằm và mùng 1

Để lễ cúng đúng nghi lễ, thể hiện được lòng thành tâm cùng sự thanh tịnh, gia chủ khi cúng và đọc văn khấn cần lưu ý một số điều sau:

  • Thứ tự cúng: Trong cả ngày rằm và mùng 1 hàng ngày, cần cúng cả thổ công và gia tiên, tại gia đình thường có hai loại bàn thờ này riêng biệt. Khi cúng và đọc văn khấn cần ưu tiên thỉnh thổ công trước, sau đó mới đến mời gia tiên.

  • Trang phục và thái độ: Yêu cầu về lễ cúng thổ công, gia tiên 2 ngày quan trọng của tháng này không cần quá rườm rà, tuy nhiên người khấn vái vẫn phải ăn mặc trang nghiêm kín đáo, thái đô thành tâm kính cẩn.

  • Khi đọc bài khấn thổ công, cần khấn tên của đầy đủ các vị thần linh.

  • Gia chủ có thể chọn giờ và chọn ngày cúng hợp phong thủy và mệnh người cúng, việc này sẽ đem đến nhiều may mắn tài lộc hơn.

  • Các nơi có nhiều văn khấn thổ công mùng 1 và rằm, tuy nhiên phải sử dụng bài văn phù hợp, trang nghiêm, đúng mục đích.

Trên đây là những chia sẻ của Đá Tâm Nguyện về văn khấn thổ công và gia tiên ngày rằm, mùng 1 hay nhất, đúng phong tục nhất. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về phong tục truyền thống này của người Việt, từ đó thực hiện đúng nghi lễ và đạt được những điều mình cầu mong.

Đá Tâm Nguyện là đơn vị chuyên thi công, thiết kế mộ, lăng đá hay các công trình bằng đá với sự uy tín lâu năm. Nếu cần tư vấn, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *