Bát hương cũng như những vật phẩm để thờ cúng khác, đều có tính linh cao nên phải rất cẩn trọng trong khi lựa chọn mẫu mã, vị trí đặt và bốc…Vì vậy gia chủ không nên bỏ qua những cách bốc bát hương và một số vấn đề cần phải kiêng kỵ khi thực hiện điều này tại nhà. Để nắm rõ hơn về điều này hãy đọc bài viết bên dưới đây của Đá Tâm Nguyện nhé!
1. Hướng dẫn thủ tục và cách bốc bát hương gia tiên
Dưới đây là cách bốc bát hương gia tiên đúng chuẩn mà bạn có thể tham khảo, cụ thể như:
Trước tiên, bạn rửa sạch tay thật sạch bằng nước gừng pha rượu trắng rồi tự mình bốc bát hương gia tiên.
Bước 1: Nên rải một lớp thạch anh ngũ sắc xuống phía dưới đáy của bát hương.
Bước 2: Sau đó hãy đặt bộ dị hiệu đã được gói xuống phía đáy của bát hương.
Bước 3: Tiến hành bốc tro cho vào trong bát hương, đồng thời hãy đếm theo vòng Sinh – Lão – Bệnh – Tử. Hãy làm cho đến khi nắm tro cuối cùng được bỏ vào bát hương và dừng lại ở chữ Sinh thì được.
Lưu ý: Khi thực hiện cách bốc bát hương bạn nên vừa tự bốc bát hương gia tiên kết hợp với đọc văn khấn, đưa lên những tâm nguyện và mong muốn của bản thân và gia đình của mình. Tiếp đến, bạn hãy kết hợp đọc câu chú Ngũ Bộ Thần trong quá trình bốc bát hương gia tiên. Cách đọc sẽ được thực hiện như sau đây:
- Um Ram
- Um Si-Ram
- Um Ma Ni Pad Mê Hum
- Um Ca Lê Cun Lê Sờ Va Ha
- Um B-Rum.
Sau khi đã cho tro vào trong bát hương xong rồi, bạn hãy lau chùi sạch sẽ và đặt bát hương lên đúng vị trí trang trọng. Tiếp đến, bạn hãy đặt một nén hương trầm vào vị trí ở giữa bát rồi hãy châm lửa đốt. Khói hương trầm được lan toả ra sẽ tỏa ngược và tẩy hết uế cho toàn bộ bát hương. Sau khi hương trầm đã cháy hết, bạn nên chuẩn bị sang nghi thức tiếp theo đó là đặt bát hương lên bàn thờ.
2. Những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương không nên bỏ qua
Trước khi tìm hiểu về cách bốc bát hương sao cho đúng nhất thì bạn cần phải nắm được một số điều kiêng kỵ nên tránh khi bốc như:
2.1. Cần phải đặt bát hương ở đúng vị trí cố định trên ban thờ
Bát hương thường sẽ được đặt ở vị trí giữa bàn thờ, trước đỉnh đồng để thuận tiện nhất cho việc thắp hương. Vị trí này sẽ được coi là vị trí cố định, không nên thay đổi trừ khi gia chủ muốn thay đổi nơi thờ cúng hoặc chuyển nhà đi nơi khác. Nhưng cũng cần phải nhờ đến sư thầy để xem xét cẩn thận nếu như gia chủ muốn di dời bát hương đồng sang một vị trí khác.
Ngoài ra khi cắm hương cần cắm sao cho ngay ngắn mới có tác dụng dẫn được lời thỉnh cầu tới đúng nơi cần đến.
2.2. Tuyệt đối không được phép xê dịch bát hương khi không cần thiết
Khi chọn được một vị trí phù hợp, bạn cần phải đặt cố định, chắc chắn để cho bát hương không bị xê dịch mỗi khi thắp hương và làm các công việc như lau dọn bàn thờ. Nhiều người thường quan niệm bát hương cũng giống như phần âm nhà mình, nếu như bị “động” sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và công việc của mọi người ở trong gia đình mình.
Bên cạnh đó mỗi khi cầu cúng cần phải mở rộng cửa, thắp đèn trước, rót nước và rót rượu, rồi mới đến thắp hương và khấn cúng. Nên chú ý số nén hướng cần thắp sao cho đúng.
2.3. Cần thả bát hương không dùng đúng vị trí
Một trong những điều kiêng kỵ khi bốc bát hương đó là bát hương không dùng cần phải thả xuống sông, suối những nơi sạch sẽ. Không được vứt vào các nơi ô uế, bẩn thỉu. Thực tế đã có nhiều người chỉ vì xử lý không đúng cách với bát hương cũ mà từng gặp phải điều không may mắn.
2.4. Không nên dùng cát bỏ vào trong bát hương gia tiên
Nhiều người thường cho rằng, cát chứa nhiều bụi bặm và không được sạch sẽ vì không phù hợp với việc thờ cúng nên chỉ có thể sử dụng tro rơm nếp. Hơn nữa với khí hậu ẩm như Việt Nam, cát cũng rất dễ bị nén, cứng gây khó khăn và hạn chế cho việc cắm hương vì vậy nên dùng tro là phổ biến nhất. Tuy nhiên vẫn có gia chủ sử thường sử dụng cát điều này sẽ tùy theo từng vùng miền.
2.5. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho bàn thờ gia tiên của gia đình
Điều quan trọng đó là gia chủ cần phải thường xuyên vệ sinh, bao sái và làm sạch đồ thờ bằng đồng, làm sạch không gian thờ cúng thì mới phát huy được giá trị tâm linh giúp cho bát hương có lộc.
2.6. Không được nhổ hương lên đốt lại khi hương tắt
Nếu như đang cúng mà hương tắt cứ để như thế mà châm lửa tiếp, không được nhổ lên đốt lại bởi khi nhổ lên cắm lại sẽ thành hương thừa, mất gốc và cầu cúng mất linh nghiệm. Cổ nhân thường cho rằng, ngoài lý do hương kém phẩm thì cần phải phân biệt:
- Hương tắt phần trên là ở Thiên, sẽ liên quan đến nóc nhà và ban thờ…
- Nếu hương tắt ở đoạn giữa là Nhân, sẽ liên quan đến các thành viên gia đình
- Hương tắt đoạn cuối là đến Địa, sẽ liên quan đến mồ mả và đất cát…
3. Một số điểm cần lưu ý để bốc bát hương sao cho đúng cách
Khi bốc bát hương người bốc cũng có một số lưu ý như sau:
- Mọi bát hương khi thờ cúng đều phải linh. Người bốc bát hương sẽ quyết định chủ yếu tính linh này. Người bốc bát hương sẽ phải có tâm thiện thì bát hương mới linh nghiệm được.
- Nếu như bốc bát hương mà tâm không thiện thì thường bát hương sẽ không linh.
- Một bát hương linh thì khi thắp hương gia tiên, người được thờ cúng sẽ về.
- Nếu như bát hương không linh sẽ là bát hương không được người thờ chấp nhận, nên khi thắp hương thì người thờ cúng sẽ không về.
Trên đây là thông tin về cách bốc bát hương và một số điều cần phải kiêng kỵ khi thực hiện mà ai cũng nên ghi nhớ để làm cho đúng. Ngoài ra nếu khách hàng có nhu cầu tìm mua các mẫu bát hương thì có thể liên hệ ngay đến Đá Tâm Nguyện để nhận được hỗ trợ.
Đá Tâm Nguyện là đơn vị chuyên thi công, thiết kế mộ, lăng mộ đá đẹp hay các công trình bằng đá với sự uy tín lâu năm. Nếu cần tư vấn, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi nhé.