Cải Táng Là Gì? | Tổng hợp Kinh Nghiệm Bốc Mộ, Cải Táng Mộ

Cải Táng Là Gì? | Kinh Nghiệm Về Thủ Tục Bốc Mộ, Cải Táng Mộ

Bốc mộ hay cải táng mộ là một trong những phong tục tập quán, truyền thống lâu đời của người Việt, nhằm thể hiện sự thành kính đối với ông bà tổ tiên. Đặc biệt để làm lễ cải táng cần thực hiện nghi lễ rất quan trọng và chỉn chu trong từng công việc, mời bạn đọc tìm hiểu tại bài viết của Đá Mỹ Nghệ Tâm Nguyện.

1. Cải táng bốc mộ là gì?

Cải táng hay còn gọi là bốc mộ, là một trong những phong tục tập quán lâu đời nhằm thể hiện đạo hiếu của con cháu đối với tổ tiên ông bà, với hy vọng người đã khuất ở thế giới được nhận những điều tốt đẹp hơn. Người Việt ta trước nay luôn coi trọng đạo Hiếu, hướng về cội nguồn nên việc cải táng phần mộ cũng như báo hiếu với cha mẹ và ông bà đã khuất.

Mộ cải táng nhỏ hơn mộ hung táng
Mộ cải táng nhỏ hơn mộ hung táng

2.Vì sao cần cải táng mộ, bốc mộ?

Khi gia đình muốn cải táng và bốc mộ thường là vì những nguyên do sau:

– Thứ nhất là do nhà nghèo, cha mẹ mất đúng lúc không có tài chính, đành phải mua tạm một cỗ ván xấu không chắc chắn trong thời gian dài, ảnh hưởng đến di hài tổ tiên. Sau ba năm thì phải cải táng để cha mẹ ông bà có nơi ở vững chắc hơn.

– Thứ hai là do chỗ đất nơi đặt di hài gặp mối kiến, nước lụt ảnh hưởng đến mộ phần.

– Thứ ba là do biến cố tại gia đình, bỗng dưng trong nhà có đau ốm tai họa liên miên, hoặc con cái trong nhà bỗng gặp biến cố, kiện tụng, nợ nần hay chỗ mả sụt đất, cây cỏ héo úa mà theo phong thủy là do mộ phần không ổn nên cải táng.

– Thứ tư là khi con cháu muốn cầu công danh, hưng thịnh trong sự nghiệp thì được thầy phong thủy tìm chỗ nơi đất lành để cải táng. Hoặc có thể thấy nhà người khác làm ăn phát đạt, chuyển “nhà” của tổ tiên sang gần chỗ họ để được hưởng ké.

Cải táng mộ mang nhiều ý nghĩa tâm linh
Cải táng mộ mang nhiều ý nghĩa tâm linh

>>>Xem thêm: Tổng hợp mẫu sản phẩm khu lăng mộ đá tại Đá Tâm Nguyện

3.Thời gian nào nên cải táng bốc mộ?

Thông thường con cháu sẽ cải táng sau 3 năm tức là lúc mãn tang khi gia đình hết để tang người khuất. Do vậy sau 3 năm hung táng sẽ là thời điểm phù hợp để tiến hành cải táng mộ phần. Tuy nhiên do khí hậu và môi trường hiện nay bị ảnh hưởng nhiều bởi hóa chất nên rất nhiều trường hợp xác người qua đời chưa kịp phân hủy nên phải rời ra từ 4 năm đến 5 năm hay thậm chí là 7 năm.

Theo phong thủy, việc tiến hành cải táng từ cuối Thu đến trước ngày Đông Chí là thời điểm phù hợp nhất. Bên cạnh đó còn dựa vào tuổi của người đã khuất để chọn ra đúng ngày tốt.

Giờ bốc mộ đa số vào ban đêm hoặc sáng sớm khi ánh mặt trời chưa chiếu xuống khiến cho xương sẽ bị hỏng và ảnh hưởng đến hài cốt.

Mộ có thể cải táng sau 5-7 năm
Mộ có thể cải táng sau 5-7 năm

>>>Xem thêm: Tổng hợp các mẫu sản phẩm mộ đơn đẹp

4.Dấu hiệu không nên bốc mộ, cải táng mộ?

Một vài dấu hiệu khi cải táng mộ cần phải dừng lại ngay lập tức vì mộ kết phát đẹp không nên cải táng.

Một, khi thấy có rắn vàng tức long xà khí vật.

Hai, có dây tơ hồng quấn quýt khi mở quan tài.

Ba, hơi đất nơi chôn cất phần mộ ấm, trong huyệt khô không có nước hoặc nước đóng giọt như sữa.

3 dấu hiệu trên là báo hiệu điềm tốt đến với gia đình bởi mộ phần khi đó chính là mộ kết hay còn gọi là những ngôi mộ tích tụ được linh khí của long mạch, đón nhận phúc trạch âm phần. Dấu hiệu này là báo hiệu đem đến nhiều may mắn, hưng thịnh, tài lộc và mọi điều hanh thông, gia đình vạn sự như ý, con cháu đoàn kết.

5.Chia sẻ kinh nghiệm về thủ tục bốc mộ

Cải táng là một trong những phong tục truyền thống lâu đời của người Việt ta và cần rất nhiều sự chỉn chu trong mọi công việc.

Chuẩn bị lễ cải táng mộ
Chuẩn bị lễ cải táng mộ

5.1. Vị trí đặt mộ cần cải táng

Khi cải táng ngôi mộ, việc quan trọng mà mỗi gia đình thường làm là tìm một khu đất lành đảm bảo sự bình an và nhiều may mắn cho con cháu, dòng họ. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể lựa chọn được khu đất tốt, vì vậy họ cần nhờ tới sự quan sát của các thầy phong thủy về địa lý để chọn khu đất đặt di hài tổ tiên.

5.2. Nghi lễ cải táng mộ

Ngoài việc chọn ngày đẹp, khu đất lành để bốc mộ thì gia đình phải thực hiện nghi lễ ở nhà để báo với ông bà tổ tiên, còn tại nơi bốc mộ sẽ làm lễ Quan Thần Linh sở tại. Lễ vật bao gồm đầy đủ áo, mũ ủng, ngựa và 1000 vàng hoa màu đỏ, giấy tiền vàng bạc, trầu cau rượu thuốc đèn nến, gạo muối.

Một số vật dụng cần lưu ý khi đi bốc mộ gồm có một cái tiểu sành, một cái quách, một miếng vải đỏ, một tấm ni lông, vài chai rượu nặng và nước vang, xô, chậu.

Như đã đề cập, việc cải táng thường được làm vào buổi đêm hoặc sáng sớm vì sự linh thiêng và cần sự cẩn thận rất cao. Do đó thường là người thân trong gia đình và là đàn ông, những người yếu bóng vía hơn thì không nên đi vì nguy hiểm.

5.3. Lễ vật cần thiết cho nghi lễ bốc mộ

Các vật phẩm chuẩn bị khi sắm lễ cúng bốc mộ (Sắm lễ bốc mộ) tùy theo khả năng của gia đình như sau:

1 vuông vải điều

20 tờ trang kim

50 lít nước Vang

2 lít rượu (trắng)

10 khăn mặt mới

2 bàn chải lớn

1 bàn chải nhỏ

3 chiếc chậu to

50kg củi khô

bạt, màn che mưa, gió…

5.4. Kích thước mộ cải táng phong thủy

Kích thước phổ biến mộ cải táng:

69 x 107 : Ứng với số đỏ ở thước lỗ ban : Thêm đinh – quý tử

81 x 127: Ứng với số đỏ ở thước lỗ ban: Tài vượng – Tiến Bảo

89 x 147: Ứng với số đỏ ở thước lỗ ban: Thêm Phúc – Thêm Đinh

107 x 167: Ứng với số đỏ ở thước lỗ ban: Quý Tử – Thêm Phúc

107 x 176: Ứng với số đỏ ở thước lỗ ban: Quý Tử – Phú Quý

Đây đều là các kích thước Lỗ Ban phong thủy, rơi vào số đỏ được nhiều người xây. Ngoài ra để có được kích thước mộ hợp lý còn phụ thuộc vào diện tích đặt mộ.

Khi xây mộ cải táng ngoài kích thước mộ cải táng chúng ta cần phải quan tâm đến kích thước huyệt mộ và kích thước tiểu quách, dưới đây là một số những kích thước huyệt mộ, tiểu quách để quý khách tham khảo

6.Văn khấn xin được bốc mộ, cải táng mộ

Văn khấn khi cải táng mộ
Văn khấn khi cải táng mộ

Bài văn khấn bốc mộ

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

– Con lạy Đức Đương cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương.

– Con kính lạy ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

– Con kính lạy chư gia tiên Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ tỷ.

Hôm nay là ngày….tháng…..năm…, tại tỉnh…..huyện…..xã …..thôn…..

Hiển khảo (hoặc tỷ)………………………………………mộ tiền.

Than rằng: Thương xót cha (hay mẹ) xưa, vắng xa trần thế.

Thác về, sống gửi, đất ba thước phải vùi chôn.

Phách lạc hồn bay, hình trăm năm khó gìn để.

Lúc trước việc nhà bối rối, đặt để còn chưa hợp hướng phương.

Tới nay, tìm đất tốt lành, sửa sang lại, cầu an hình thể.

Rày thân: Phần mộ dời xong, lễ Ngu kinh tế.

Hồn thiêng xin hưởng, nguyện cầu vĩnh viễn âm phần.

Phúc để di lưu, phù hộ vững bền miêu duệ.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Theo phong tục tập quán trước và sau khi dời mộ phải khấn trình với Long mạch, Sơn thần và Thổ thần nơi cũ và nơi mới. Sau đây là văn khấn Long Mạch, Sơn thần và Thổ thần.

7.Lưu ý những điều kiêng kị khi đi bốc mộ, cải táng mộ

Theo quan niệm dân gian của người Việt, người có bệnh và hay ốm yếu, người mang thai và trẻ em còn nhỏ không nên đến đám tang, bốc mộ cải táng hoặc sang cát. Bởi họ có thể dễ bị nhiễm “lạnh”, hàn khí nên hay bị đau mỏi, có thể ốm sau khi đến những nơi này.

Đá Tâm Nguyện là đơn vị chuyên thi công, chế tác các công trình bằng đá. Với kinh nghiệm lâu năm chúng tôi sẽ đem đến cho các bạn những mẫu mộ đá, công trình nhà thờ họ, khu lăng mộ đá. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline để được tư vấn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *