Cơ Đốc giáo là một trong những tôn giáo nổi tiếng hàng đầu trên thế giới và sở hữu hàng tỉ giáo hữu trên khắp các quốc gia. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về tôn giáo này bao gồm biểu tượng, niềm tin và sự hình thành để có thêm những thông tin hữu ích cho mình.
1. Cơ Đốc giáo là đạo gì?
Cơ Đốc giáo là đạo gì là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc bởi đây là cái tên còn khá xa lạ với người Việt ta. Đặc biệt là những ai không biết chút gì về tín ngưỡng phương Tây thì phần lớn mọi người chỉ biết đến đạo Phật, đạo Tin lành, đạo Thiên chúa, đạo Hồi,…
Xong Cơ Đốc hay còn được gọi là Kitô giáo lại là giáo phái lớn nhất thế giới với khoảng gần 3 tỷ tín đồ ở khắp 157 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các tín đồ theo Cơ Đốc giáo được gọi là Cơ Đốc nhân hay Kitô hữu và họ tin rằng thuyết độc thần chỉ tin vào một đấng toàn năng duy nhất là Đức Chúa Trời.
Đức thánh duy độc của Kitô giáo là người tạo ra bầu trời và trái đất là người đã sinh ra chúa Jesu. Bản chất Kitô giáo vận hành xoay quanh cuộc sống với niềm tin về sự hi sinh và niềm tin phục sinh của chúa Jesu.
Thực tế trải qua hơn 2000 năm lịch sử, các bất đồng về thần học và giáo hội học dẫn đến hình thành các hệ giáo phái Kitô khác nhau. Trong đó sẽ bao gồm nhiều nhánh nhỏ khác nhau và tồn tại đến thời điểm hiện tại.
Kitô giáo là tôn giáo chỉ tin vào một đấng tối cao toàn năng là Thiên Chúa có nguồn gốc từ Abraham. Vì vậy đây là tôn giáo xếp loại vào tôn giáo độc thần cùng với Do Thái giáo, Hồi giáo và một số tôn giáo nhỏ khác có tên gọi chung Thiên Chúa giáo.
>>>Tham khảo mẫu mộ đá đẹp thiết kế riêng cho người theo đạo công giáo
2. Lịch sử hình thành của Cơ Đốc giáo
Lịch sử Cơ Đốc giáo được bắt đầu từ khi chúa Jesu ra đời vào những năm thứ 6 – 4 TCN tại tỉnh Judia thuộc đế chế La Mã. Chúa Jesu là một người Do Thái sinh ra trong thời kỳ văn hóa Trung Đông cụ thể là Tây Á bị xâm chiếm bởi văn hoá La Mã – Hy Lạp.
Đến những năm 30 sau công nguyên, chúa Jesu bị đóng đinh trên thập tự giá. Sau đó các môn đồ của Chúa tin rằng ngài là con của Đức Chúa Trời và tin rằng ngài sẽ sớm phục sinh.
Hội thánh đầu tiên của giáo được tổ chức vào ngày lễ ngũ tuần sau khi Chúa chết 50 ngày. Tiếp sau những Cơ Đốc nhân ngoài Do Thái bắt đầu gia nhập đạo Cơ Đốc và tín ngưỡng vào đức tin này.
Kitô giáo ngày càng phát triển và lan rộng ra các nước phương Tây với thời gian hình thành, văn hoá khác biệt nên đến thời phục hưng bắt đầu đại ly giáo. Điều này dẫn đến sự phân nhánh của đạo Kitô cho đến thời điểm hiện tại.
Hiện nay, người tìm hiểu về Cơ Đốc giáo sẽ biết rằng tôn giáo này sẽ có 3 nhánh lớn bao gồm Công Giáo La Mã, Chính Thống giáo Đông Phương và Kháng Cách.
>>>Xem thêm: mẫu mộ đơn giản được xây dựng cho người theo đạo Cơ Đốc giáo
3. Biểu tượng của Kitô giáo
Ở những thế kỷ đầu tiên khi thành lập giáo, biểu tượng Cơ Đốc giáo là một chiếc mỏ neo của tàu biển. Ý nghĩa của biểu tượng mỏ neo là niềm hy vọng của các Kitô hữu đối với Đấng Christ hay Jesus.
Họ tin rằng Chúa sẽ giống như chiếc mỏ neo vững chắc neo giữ con tàu dẫu có bão táp cuồng phong. Khi đối mặt với sóng gió của cuộc đời thì Đức tin Jesus là nơi neo giữ tâm hồn của con của chúa luôn hướng về phía ánh sáng tươi đẹp.
Thập tự giá hay Thánh giá là biểu tượng gắn liền với đạo Cơ Đốc cho đến thời điểm hiện tại. Đây không chỉ là biểu tượng đại điện cho đức tin mà còn có ý nghĩa xua đuổi những thế lực tà ác mang đến bình yên cho Kitô hữu.
Ngoài những biểu tượng này, trong lịch sử của đạo Kitô còn có nhiều biểu tượng khác như là: alpha omega, vương miện gai, Chrismon, chim bồ câu, chim bồ nông,… Sự đa dạng này là có những ý nghĩa riêng biệt và hình thành trong quá trình truyền giáo tiếp thu các nền văn hoá khác nhau.
4. Cơ Đốc giáo có phải là Tin Lành hay Công giáo hay không?
Cơ Đốc giáo có phải là Tin Lành không hay Cơ Đốc giáo và Công giáo có phải là một hay không là những câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Bởi thực tế không chỉ về mặt tên gọi mà nhiều đặc điểm của các đạo giáo này cũng có sự khác biệt nhất định dù phần lớn có sự tương đồng với nhau.
Thực tế Cơ Đốc hay Kitô giáo là một tôn giáo độc thần lớn và sở hữu nhiều nhánh nhỏ phân hoá chủ yếu dựa trên văn hoá địa lý. Theo đó Công giáo La Mã, Chính thống giáo Đông phương và Kháng Cách.
Trong đó Công Giáo La Mã hay còn được gọi là Giáo hội Công giáo Rôma. Đây là nhánh lớn nhất và có lịch sử lâu đời nhất của Kitô giáo và phổ biến rộng rãi ở các nước Tây Á và châu Âu. Chính thống giáo Đông phương là nhánh lớn thứ hai trong Kitô giáo và đóng vai trò quan trọng trong văn hoá Cận Đông, Nga, Đông Âu, Hy Lạp,…
Cuối cùng nhánh thứ 3 là Kháng Cách hay còn được gọi với cái tên khác là đạo Tin Lành. Thực tế đây là một nhánh được hình thành sau cuộc phân chia Công giáo lần thứ hai. Cuộc phân liệt này được ví như một cuộc cải cách nên đạo giáo du nhập vào Trung Quốc và Việt Nam còn gọi là đạo cải cách.
Các giáo sĩ và văn sĩ khi dịch Kinh thánh của đạo này thành Tin lành thay vì Tin mừng như Công giáo và cái tên này gắn bó với nhánh này đến ngày nay. Như vậy có thể kết luận Tin lành, Công giáo hay Chính thống giáo đều là một gốc thuộc đạo Kitô.Trên đây là những thông tin tìm hiểu về Cơ Đốc giáo bao gồm lịch sử, biểu tượng và những phân nhánh nhỏ của tôn giáo lớn hàng đầu thế giới này. Hy vọng qua những chia sẻ từ Đá Tâm Nguyện vừa gửi đến đã giúp bạn hiểu thêm về đạo giáo này và có thêm nhiều dữ liệu hữu ích. Nếu muốn được tư vấn thêm về các mẫu mộ đá đẹp giá rẻ, hãy liên hệ với chúng tôi nhé.
Thông tin liên hệ:
Xưởng chế tác: Thôn Đồng Quan – Xã Ninh Vân – Huyện Hoa Lư – Ninh Bình.
VP tại Hà Nội: Toà nhà Season Avenue, Làng việt kiều châu âu – Mỗ Lao – Hà Đông – HN.
VP tại Ninh Bình: 561 Nguyễn Huệ – Ninh Phong – TP.Ninh Bình
Hotline: 0865.68.68.92
Email: damynghetamnguyen@gmail.com
https: https://datamnguyen.vn/
Fanpage: Facebook.com/damynghetamnguyen