Mỗi tôn giáo không chỉ có giáo điều khác nhau, đối tượng thờ phụng khác nhau mà nơi thờ phụng cũng sẽ có sự khác biệt. Vậy nơi thờ cúng của các tôn giáo có gì khác nhau? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về sự khác biệt này qua những chia sẻ trong bài viết dưới đây.
1. Nơi thờ cúng là gì?
Nơi thờ cúng hay còn được biết đến là địa điểm thờ cúng hay nơi thờ phụng, nơi thờ tự của các bậc thánh, thần, chư thiên, gia tiên… Đây là nơi được xây dựng, thiết kế để các đối tượng tín đồ, giáo chúng, con cháu tưởng nhớ, cầu nguyện, cúng tế đối với đối tượng mà họ tín ngưỡng, tôn sùng, biết ơn.
Nơi thờ phụng có thể là một công trình tách biệt, một địa điểm hoặc một không gian tùy theo quy mô và đối tượng thờ cúng. Đây là địa điểm mang ý nghĩa sâu sắc, linh thiêng đối với các tín đồ và luôn được bảo vệ, chăm chút đảm bảo tính trang nghiêm.
Ngoài những khái niệm chung chung về một địa điểm thờ cúng thì ở mỗi tôn giáo sẽ có cách gọi riêng đối với không gian này.
>>>Xem thêm: Bí quyết tìm chọn mẫu khu lăng mộ đá đẹp đảm bảo phong thủy và tài lộc
2. Nơi thờ cúng thường đặt ở đâu?
Nơi thờ cúng là nơi để thờ những đối tượng tín ngưỡng, có địa vị tối thượng trong lòng của người thờ phụng. Vì vậy nơi thờ phụng cần đảm bảo tính trang nghiêm và được đặt ở những vị trí đẹp, vị trí trung tâm hay hợp với nguyên tắc phong thuỷ.
Thông thường không gian thờ cúng chính được đặt vị trí trung tâm của một công trình kiến trúc. Ví dụ như nhà thờ họ thì thuỷ tổ sẽ được thờ ở gian chính, trung tâm của nhà thờ. Đối tượng thờ cúng khác biệt nên không gian bài trí, vị trí thờ cúng cũng sẽ có sự khác biệt.
Nhưng chung quy, điểm chung của địa điểm nơi thờ phụng đều phải đảm bảo tính trang nghiêm. Trường hợp thứ hai là khi các giáo chúng, tín đồ thỉnh lập bàn thờ các đối tượng tín ngưỡng tại gia nhưng quy mô nhỏ không thường được đề cập.
Ở mỗi tôn giáo yêu cầu về nơi thờ phụng sẽ có sự khác biệt để đảm bảo giá trị và nguyên tắc của mỗi đạo.
>>>Xem thêm: Tổng hợp mẫu mộ ốp đá được thi công nhiều nhất năm 2024
3. Nơi thờ phụng của các tôn giáo có gì khác nhau không?
Nơi thờ cúng của các tôn giáo khác nhau sẽ mang những nét đặc trưng của tôn giáo mình. Hãy cùng tìm hiểu những khác biệt cơ bản về nơi thờ phụng của các tôn giáo ngay phần tiếp theo đây!
3.1. Khác biệt về tên gọi
Điểm khác biệt đầu tiên về nơi thờ tự của các tôn giáo chính là tên gọi riêng của nơi linh thiêng này. Trong đó:
Chùa là nơi thờ Phật theo đạo Phật phổ biến ở phương Đông, ngoài ra còn có thiền viện, tu viện, Wat, Stupa, Am, Cốc,… tuỳ theo xuất xứ và giáo phái Phật giáo.
Nhà thờ Kitô giáo là nơi thờ Thiên Chúa mà người Kitô hữu cử hành các nghi lễ thờ phụng. Đạo Kitô có nhiều giáo hội nên có nhiều phong cách xây dựng khác nhau và 3 phân loại chính bao gồm: nhà thờ chính tòa, vương cung thánh đường và nhà nguyện.
Theo Nho giáo nơi thờ Khổng Tử sẽ được gọi là Văn miếu hay còn được gọi đầy đủ là Văn Thánh Miếu. Ở phương Đông, Khổng Tử là người thầy mẫu mực muôn đời và được tôn sùng qua hàng ngàn năm lịch sử.
Nơi thờ phụng Thượng đế Allah toàn năng sẽ được gọi là nhà thờ Hồi giáo hay thánh đường Hồi giáo.
Ngoài những tôn giáo phổ biến này, trên thế giới và tại Việt Nam cũng có nhiều giáo phái khác nhau. Và nơi thờ phụng đấng tối cao của mỗi đạo sẽ mang một tên gọi khác biệt tuỳ theo văn hóa, vùng miền.
3.2. Khác biệt về kiến trúc ngoại thất của nơi thờ
Lẽ dĩ nhiên ngoài tên gọi thì khác biệt lớn nhất tại nơi thờ cúng của các tôn giáo khác nhau chính là kiến trúc ngoại thất. Với những tôn giáo xuất xứ phương Tây thì kiến trúc xây dựng sẽ mang màu sắc hơi hướng của kiến trúc Tây phương.
Điển hình là nhà thờ Kitô giáo thường sẽ có nóc cao nhọn và sử dụng những vật liệu hiện đại, màu sắc tươi sáng. Công trình kiến trúc chùa chiền của đạo Phật lại thiên về kiến trúc phương Đông với màu sắc và chất liệu trầm tính, nhẹ nhàng và gần gũi. Đặc biệt là sử dụng những hoa văn hoạ tiết biểu tượng trong văn hoá như tứ linh, tứ quý,…
Văn Miếu của Nho giáo tuy xếp vào giáo phái khác biệt nhưng vẫn đậm nét kiến trúc Đông phương. Kiến trúc của văn Miếu thờ vẫn là các thiết kế cổng tam quan tứ trụ, nhà thờ mái đao quen thuộc.
Giáo đường Hồi giáo lại mang sắc thái đặc trưng khác biệt của các quốc gia Nam Á nơi ra đời của tôn giáo này. Thánh đường Hồi giáo thường được xây dựng đồ sộ, uy nghi huyền bí với biểu tượng trăng lưỡi liềm và ngôi sao năm cánh.
Đây cũng là những yếu tố khác biệt cơ bản được xem là đặc điểm nhận dạng của mỗi tôn giáo. Vì chỉ cần nhìn vào kiến trúc xây dựng thì người ta có thể nhận ra địa điểm tâm linh này là tôn giáo nào, tôn thờ ai.
3.3. Khác biệt về bày trí nội thất trong gian thờ
Không chỉ tên gọi, kiến trúc bên ngoài mà nơi thờ cúng của các tôn giáo cũng có sự khác biệt rất lớn. Mỗi nơi sẽ có yêu cầu, nguyên tắc về cách bày trí đảm bảo tính trang nghiêm và thể hiện sự tôn trọng đối đấng thờ phụng.
Đối với các tôn giáo có nguồn gốc phương Tây nói chung thì trang trí trong chính điện thờ cúng thiên về tối giản không nhang đèn. Không sử dụng các hình tượng người, động vật và thiên về các hoạ tiết hình học, hình vòm, hình ảnh, những biểu tượng tượng trưng trong đạo này.
Ngược lại, Phật giáo và Nho giáo thì gian thờ cần đầy đủ nhang đèn, mâm ngũ sự theo văn hoá đông phương. Bàn thờ, hương án và các đồ vật bày trí cho đấng thờ phụng sẽ tương đối phức tạp hơn so với Kitô giáo và Hồi giáo.
Những vật phẩm thờ cúng của các giáo phái phương Đông cũng được chạm khắc linh vật sống động với ý nghĩa đặc thù.
Như vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về nơi thờ cúng của các tôn giáo khác nhau và sự khác biệt giữa những tôn giáo này. Hy vọng qua chia sẻ mà Đá Tâm Nguyện đã gửi đến đã giúp bạn có thêm những thông tin thú vị và chuẩn xác hơn khi so sánh những giáo phái này. Nếu cần tư vấn thêm về các mẫu khu lăng mộ đá đẹp, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline nhé.