Thất Bảo Là Gì? Gồm Những Vật Phẩm Nào & Ý Nghĩa

Thất Bảo Là Gì? Gồm Những Vật Phẩm Nào; Ý Nghĩa

Từ xưa đến nay, thất bảo hay còn gọi là cốt thất bảo được coi là tín ngưỡng không thể thiếu đối với người dân Việt Nam. Đây là điều gì đó quá đỗi quen thuộc tuy nhiên lại là điều gì đó hay là khái niệm còn khá mới mẻ đối với giới trẻ ngày nay. Vậy thất bảo là gì? Bên trong thất bảo bao gồm những vật phẩm gì? Ý nghĩa của nó ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết này cùng Đá Tâm Nguyện nhé!

1. Thất bảo là gì?

Thất bảo là khái niệm khá quen thuộc đối với gia đình khi lập lại bàn thờ mới, lúc này họ cần bốc lại bát hương mới và trong bát hương mới đó mọi người nhất định sẽ bỏ vào đó một thứ gọi là thất bảo. Vậy thất bảo là gì?

Thất bảo là gì?
Thất bảo là gì?

Thất bảo từ xưa đến nay vẫn được tạo nên bởi 7 loại vật phẩm vô cùng quý, nó vô cùng quan trọng bởi đây như là một thành phần không thể thiếu, nhưng lòng cốt trong một bát hương thời cùng thần tài, tổ tiên. Nó còn mang hàm ý vô cùng sâu xa khác đó là một vật biểu trưng cho những giá trị cốt lõi của một gia đình. Vì thế mà hàng ngàn đời nay thì thất bảo vẫn là nét văn hóa tín ngưỡng không thế thay thế đối với người dân Việt Nam.

2. Thất bảo bao gồm những gì?

Từ xưa đến nay, những gì có trong thất bảo vẫn luôn luôn như thế, không hề thay đổi, vẫn giữ nguyên được nét văn hóa của ông cha ta ngày xưa. Vậy có những gì bên trong thất bảo? Bên trong thất bảo thì sẽ bắt buộc bao gồm 7 vật phẩm sau: Ngọc, thiếc bạc, thiếc vàng, thạch anh, mã não, san hô đỏ và cả ngọc trai trong đó. Ý nghĩa của từng thành phần cấu tạo nên thất bảo sẽ được giải thích một cách chi tiết nhất ngay phần dưới đây:

Các thành phần trong cốt thất bảo
Các thành phần trong cốt thất bảo
  • Ngọc: Tại sao trong thành phần của thất bảo lại có ngọc? Theo như lời giải thích của người xưa để lại thì thông thường ngọc sẽ là biểu trưng cho sự giàu sang, tiền tài và cả sự may mắn. Vì thế người dân ta để ngọc trong thất bảo với mong muốn cầu được những giá trị mà ngọc mang lại

  • Thiếc bạc: Thông thường bạc thì sẽ rất trắng, sang trọng nhưng nó lại vô cùng dễ bị oxi hóa. Sau một thời gian nếu không được lau chùi thì bao phủ trên nó là một lớp xỉ màu đen, không được trong mà sáng như ban đầu. Vậy nên ý nghĩa của nó có trong thất bảo chính là việc các cụ khuyên răn con cháu của mình nếu muốn tâm trở nên sáng, tâm trở nên tịnh thì phải luôn chăm chỉ luyện, chăm chỉ rèn

  • Thiếc vàng: Vàng thì thường sẽ mang trong mình 4 đặc tính vô cùng nổi bật đó là màu sắc thì không bao giờ bị thay đổi dù trong bất cứ hoàn cảnh và điều kiện nào, vàng thì không thể bị nhiễm tạp đối với bất cứ vật chất nào khác, vàng thì không khó để chế tác và đặc biệt là dễ biến con người ta trở thành một người giàu sang phú quý. Tất cả những đặc tính nổi bật của vàng là biểu trưng cho 4 đức tính “thường”, “lạc”, “tịnh”, “ngã” mà con người cần rèn luyện và trau dồi hàng ngày để trở thành người có ích cho xã hội

  • Thạch Anh: Nói đến thạch anh thì thường người ta sẽ nghĩ ngay đến một trường năng lực vô cùng mạnh mẽ, có thể đánh giá đây là một loại đá có trường năng lượng cao nhất so với những loại đá hiện nay trên thị trường. Để thạch anh trong thất bảo cũng là mong muốn của con người về một sự may mắn, sức khỏe dồi dào để tránh được nhưng tà khí xấu đến với chúng ta.

  • Mã não: Mã não trong thất bảo với mong muốn là để thể hiện sự khát khao của con người về sự trường thọ và sự hưng thịnh đến với gia đình gia chủ

  • San hô đỏ: San hô đỏ hay còn có cái tên gọi quen thuộc khác là “cầu vồng”. Nó là biểu tượng cho sự hạnh phúc và vĩnh cửu theo thời gian. Không những thế nó còn thể hiện sự mong muốn của gia chủ về những điều tốt lành may mắn và hạnh phúc trong cuộc sống của họ

  • Ngọc trai: Ngọc của con trai ở dưới biển, nơi mà hội tụ tất cả những tinh hoa, tinh túy của biển cả để mang đến những nguồn năng lượng tích cực nhất đến người có được và sở hữu chúng.

3. Cách nạp cốt thất bảo vào bát hương

Thông thường mọi gia đình thương nhờ đến thầy cúng, những người có chuyên môn để nhờ nạp giúp cốt thất bảo cho gia đình. Tuy nhiên để tốt nhất thì mọi người nên tự tay mình nạp cốt thất bảo thì sẽ linh ứng hơn. Cách nạp cốt thất bảo vào bát hương đơn giản như sau:

Cách nạp cốt thất bảo vào bát hương
Cách nạp cốt thất bảo vào bát hương
  • Đầu tiên mọi người cần chuẩn rửa lại sạch bát hương bằng nước ngũ vị hương (rửa bằng ngũ vị hương với mong muốn rửa sạch những gì bẩn thủi còn xót lại)

  • Tiếp theo lấy tro trộn cùng với một chút gạo màu vàng cùng ngũ vị hương Tự tay gia chủ viết thêm một tờ hiệu của gia đình mình sao cho tương ứng với từng bát hương để thờ phụng

  • Lấy toàn bộ lượng cốt thất bảo đã chuẩn bị từ trước để cho vào bên trong của tờ hiệu 

  • Tiến hành cho một ít gạo vàng thần tài đã chuẩn bị để cho vào bát hương, sau đó cho tờ hiệu vào giữa của bát hương rồi đổ hỗn hợp tro đã làm sao cho đầy một bát hương. (Lưu ý: Nên bốc từng nắm tro để vào trong bát hương, không nên nén quá chặt vì trong quá trình cắm hương sẽ rất khó)

  • Khi bát hương đã đầy tro thì tiến hành rắc một vài hạt gạo lên bề mặt sau đó đốt hương để tẩy toàn bộ những ô uế còn xót lại

Như thế chỉ vài bước đơn giản thì bạn đã nạp được cốt thất bảo vào bát hương nhà mình, tự tay mình làm sẽ tạo cho tâm mình một cảm giác an tâm và thanh tịnh.  

Đá Tâm Nguyện là đơn vị chuyên thi công, thiết kế khu lăng mộ đá, công trình bằng đá với sự uy tín lâu năm. Nếu cần tư vấn, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi nhé.

  • Xưởng chế tác: Thôn Đồng Quan – Xã Ninh Vân – Huyện Hoa Lư – Ninh Bình.

  • VP tại Hà Nội: Toà nhà Season Avenue, Làng việt kiều châu âu – Mỗ Lao – Hà Đông – HN.

  • VP tại Ninh Bình: 561 Nguyễn Huệ – Ninh Phong – TP.Ninh Bình

  • Hotline: 0865.68.68.92

  • Email: damynghetamnguyen@gmail.com

  • Website: https://datamnguyen.vn/

  • Fanpage: Facebook.com/damynghetamnguyen

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *