Cột đồng trụ đá thường được sử dụng trong các công trình kiến trúc đá, nhà thờ họ, đình chùa, lăng mộ mang đậm dấu ấn phong thuỷ sâu sắc. Sản phẩm được thiết kế và điêu khắc với những đường nét, hoạ tiết chạm khắc tinh xảo, kết hợp yếu tố tâm linh cao cả. Từ đó, cột đồng trụ trở thành “người lính” canh giữa sự bình an cho gia đình, dòng tộc. Để biểu hơn về thiết kế phong thuỷ này, hãy cùng tham khảo ngay sau đây nhé.

Cột đồng trụ là gì?
Cột đồng trụ đá là một loại cột được làm từ đá, có hình trụ và thường được sử dụng trong các công trình kiến trúc cổ. Nguyên liệu chính để làm ra sản phẩm này là đá nguyên khối hoặc đá được đục đẽo để tạo hình và giữ vững vai trò là yếu tố cấu trúc trong các công trình kiến trúc.
Các cột đồng trụ làm bằng đá thường được dùng trong những công trình tôn nghiêm, đền đài, chùa chiền, hoặc các công trình tượng trưng cho sự bền vững và trường tồn. Các cột này không chỉ mang giá trị về mặt kiến trúc mà còn mang nhiều giá trị văn hóa, biểu tượng tâm linh trong những nền văn hóa khác nhau.
Tại Việt Nam, một số di tích lịch sử có cột đồng trụ đá đáng chú ý, ví dụ như cột đá trong khuôn viên của các ngôi chùa cổ, nơi cột đá thường được khắc họa những họa tiết, chữ viết mang đậm yếu tố văn hóa và lịch sử.

Ý nghĩa của cột đồng trụ cho từ đường, đình chùa
Cột đồng trụ đẹp bằng đá không chỉ đơn thuần là kiến trúc của công trình tâm linh mà còn biểu tượng cho văn hoá của người Việt. Từ ngàn đời nay, hình ảnh này vẫn thường xuất hiện ở những công trình quan trọng như đền thờ, miếu mạo, đình chùa, nhà cổ. Chúng được đặt ở cổng vào hoặc hai bên gian chính mang biểu trưng của sự vững chãi, uy nghi cũng như tính trường tồn của không gian thờ tự.
Khi bước vào công trình, bạn sẽ thấy hình ảnh đôi cột đứng sừng sững tựa như người lính gác cổng trung thành trải qua nắng mưa, bão tố để bảo vệ sinh linh thiêng cũng như bình an cho gia tộc. Đồng thời, xua đuổi đi nguồn năng lượng xấu, tà khí từ bên ngoài xâm nhập vào.
Phần ngọn của cột đồng trụ được làm cao vút lên tựa như ngọn đuốc soi sáng, là những lời dăn dạy, chỉ bảo ông bà tổ tiên dành cho con cháu của mình. Hướng con cháu cho dù ở nơi đâu cũng nhớ về nguồn cội.
Chất liệu được sử dụng để làm cột đồng trụ là bằng đá cũng là một yếu tố giúp tăng thêm giá trị cho biểu tượng kiến trúc này. Thông qua hình ảnh đó, chủ nhân mong muốn gia tộc cũng có sự phát triển trường tồn và trở thành niềm tự hào của con cháu cho dù thời gian đã trải qua bao lâu đi chăng nữa.

Cấu tạo của cột đồng trụ đá
Để đảm bảo sự bề thế, vững chãi, mẫu cột đồng trụ đẹp được cấu tạo bởi 3 phần chính đó là:
Phần đầu cột
Đây là phần trên cùng của cột hay còn được gọi với tên khác là phần cột lửa. Kích thước của đầu cột được thiết kế theo kích thước của phần cột bên dưới đảm bảo hài hoà và phù hợp với công trình tâm linh này.
Đầu cột chạm khắc tinh xảo với những được uốn lượn mềm mại tựa như ngọn lửa trên cao. Điều này không thể thể hiện cho sự phát triển đi lên mà con lại sự ấm áp cho công trình.
Phần thân cột
Phần thân cột đá sẽ có 2 hình dáng chính là mẫu cột tròn hoặc vuông. Kích thước của thân cột tương đương với chiều cao của công trình. Trên thân sẽ được các nghệ nhân chạm khắc hoa văn, hoạ tiết tinh xảo, đẹp mắt tuỳ theo yêu cầu mà khách hàng đưa ra.
Các mẫu hoa văn được nhiều người lựa chọn để làm thân cột đồng trụ đá phải kể đến như:
- Bức tranh Tứ Quý bốn mùa (Tùng, Cúc, Trúc, Mai)
- Tứ Linh (Long, Ly, Quy, Phượng)
- Câu đối chữ Hán

Phần chân cột
Chân cột giúp tạo nên sự thăng bằng cũng như chắc chắn cho tổng thể cột đồng trụ. Trụ có chắc thì cột mới vững. Thông thường, bộ phận này sẽ được làm từ đá nguyên khối. Thiết kế hình tròn hoặc vuông để làm sao cân đối với phần bên trên của sản phẩm.
Phần chân cột cũng sẽ được chạm khắc với nhiều hoạ tiết, hoa văn khác nhau bao gồm: hoa sen, lá lan hoặc có thể tạo nhám. Điều này sẽ giúp cho phần chân cột hoàn toàn không bị lu mờ so với phần bên trên.
Các loại cột đồng trụ đá đẹp và phổ biến nhất hiện nay
Các loại đá được sử dụng để làm cột đồng trụ rất đa dạng. Mỗi loại sẽ lại có những ưu, nhược điểm riêng. Tuỳ theo sở thích và không gian thiết kế, gia chủ lựa chọn mẫu đá phù hợp cho công trình của mình. Cùng tham khảo các loại đá được dùng để làm cột đồng trụ nhé.
Cột đồng trụ đá xanh tự nhiên
Đây là chất liệu đá được sử dụng để làm cột trụ đồng phổ biến nhất. Đá xanh tự nhiên được khai thác nhiều ở các vùng núi tại Ninh Bình, Nghệ An hoặc Thanh Hoá.
Ưu điểm của mẫu đá này đó là màu sắc tự nhiên, bền đẹp nhã nhặn. Quá trình thi công dễ dàng nhất là trong việc đánh bóng sản phẩm. Cột sau khi hoàn chỉnh nhìn đều màu và rất đẹp mắt sẽ giúp cho công trình kiến trúc của bạn trở nên nổi bật hơn bao giờ hết.

Cột đá hoa cương
Đá hoa cương sở hữu điểm nổi bật là màu sắc và được vân độc đáo, sau khi thi công nhìn sẽ cực kỳ đẹp mắt. Mức giá của loại đá này rất đa dạng nên khi bạn làm cột đá hoa cương cần phải cân nhắc để lựa chọn mẫu sản phẩm phù hợp.
Cột đá cẩm thạch
Đá cẩm thạch vô cùng quý hiếm bởi màu sắc và đường gân cực kỳ cân thật. Từ xa xưa, loại đá này đã được sử dụng để tiến vua phần nào càng giúp khẳng định vị trí của loại đá này. Khi sử dụng để làm cột đồng trụ đá, mẫu sản phẩm sở hữu vẻ đẹp vô cùng trang nhã và thanh cao.
Cột được làm từ đá vàng
Đá vàng với độ cứng cao cùng với đường cân đẹp mắt là sự lựa chọn cực kỳ trang nhã để làm cột đồng trụ. Độ bền của loại đá này cũng được các nghệ nhân đánh gia cao. Quá trình điêu khắc dễ tạo ra những đường nét tinh xảo và đẹp mắt. Từ đó, tạo nên ấn tượng cho không gian thờ tự.

Kích thước của cột đồng trụ đá chuẩn phong thuỷ
Khi làm cột đồng trụ, bạn cũng cần chú ý đến lựa chọn kích thước sản phẩm. Bởi chúng không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn mang theo ý nghĩa phong thuỷ.
Người lính giữ cửa này sẽ đem lại may mắn, bình an cũng như tài lộc cho gia đình của bạn. Cụ thể, kích thước của cột đồng trụ bằng đá đối với từng công trình như sau:
Đối với công trình lớn (đình, chùa, nhà thờ tổ tiên)
Khi làm cột đồng trụ cho những công trình tâm linh quy mô lớn như: đình, chùa hay nhà thờ tổ tiên thì kích thước của sản phẩm cũng phải lớn để tạo nên sự bề thế và uy nghiêm. Trong đó, kích thước tiêu chuẩn để tham khảo đó là:
- Chiều cao: 261 cm
- Thân cột vuông: 25 x 25 cm
- Đế cột vuông: 40 x 40 cm
Đối với cột chính trong nhà thờ họ, đình chùa (theo thước Lỗ Ban)
Để làm cột đồng trụ đá cho nhà thờ họ hoặc đình chùa, thông thường, kiến trúc sư và nghệ nhân sẽ xây dựng theo phong thủy thước Lỗ Ban. Kích thước sẽ được tính toán và lựa chọn rơi vào các số đo mang đến sự ấm no, hạnh phúc và thuận lợi cho gia đình. Cùng tham khảo kích thước tiêu chuẩn sau đây nhé:
- Chiều cao: 259 cm
- Thân cột vuông: 30 x 30 cm
- Đế cột vuông: 45 x 45 cm

Đối với công trình nhỏ (gia đình, tư gia)
Đối với các công trình nhỏ hơn ví dụ như nhà thờ gia đình hoặc công trình nhỏ thì các mẫu cột trụ sẽ được thiết kế tinh giản nhưng vẫn phải đảm bảo sự chắc chắn và hài hoà về phong thuỷ. Trong đó, số đo phổ biến là:
- Chiều cao: 208 cm
- Thân cột vuông: 25 x 25 cm
- Đế cột vuông: 40 x 40 cm
Các bước thi công cột đồng trụ đá
Việc thi công cột đồng trụ đá đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác từ việc chuẩn bị vật liệu cho đến quá trình lắp đặt hoàn thiện. Dưới đây là các bước thi công cơ bản cho cột đồng trụ đá để bạn tham khảo trước khi lựa chọn.
Lập kế hoạch và thiết kế
Trước khi bắt đầu thi công, kiến trúc sư và nghệ nhân sẽ tiến hành khảo sát kỹ lưỡng mặt bằng nơi đặt cột đồng trụ đá để đảm bảo độ ổn định và thẩm mỹ. Dựa theo không gian thiết kế và sở thích của gia chủ, lựa chọn loại đá phù hợp để làm cột đồng trụ.
Lên bản vẽ thiết kế chi tiết, đảm bảo các kích thước, kiểu dáng, hình thức của cột đồng trụ đá được phê duyệt trước khi thi công. Mọi thứ cần phải được thực hiện chính xác, hạn chế thay đổi trong quá trình thực hiện.

Gia công đá và chế tác cột
Cột đá cần được cắt, gia công theo đúng bản vẽ thiết kế. Các công đoạn này bao gồm cắt đá theo kích thước, mài nhẵn các bề mặt, tạo hình hoa văn (nếu có) hoặc các chi tiết khác. Sau khi gia công, cột đá cần được đánh bóng để đạt được độ sáng mịn, tăng tính thẩm mỹ và độ bền của bề mặt.
Chuẩn bị móng và nền
Xác định vị trí và đào móng cột đồng trụ đá sao cho chắc chắn và phù hợp với yêu cầu thiết kế. Móng cần được làm sâu và rộng để đảm bảo cột đá không bị lún. Sau khi đào móng, lót một lớp đá, xi măng hoặc cát vữa để tạo sự vững chãi, chuẩn bị cho quá trình đặt cột đá. Trước khi lắp đặt cột, cần kiểm tra và đảm bảo nền móng phẳng và vững chắc.
Lắp đặt cột đồng trụ đá
Đơn vị thi công thực hiện vận chuyển và đặt cột vào vị trí móng đã chuẩn bị sẵn. Cần sử dụng các thiết bị nâng hạ (như cần cẩu, palang) để di chuyển và lắp đặt cột đá vào vị trí chính xác.
Sau khi đặt cột vào, cần kiểm tra và điều chỉnh cho cột đá thẳng đứng, đúng vị trí, đảm bảo không bị lệch hoặc nghiêng. Nếu cần, có thể gia cố cột bằng xi măng hoặc keo dán để đảm bảo độ bền lâu dài.

Bạn đã nắm rõ những thông tin cơ bản liên quan đến cột đồng trụ đá rồi chứ? Cân nhắc để lựa chọn đơn vị thi công phù hợp giúp bạn xây dựng nên công trình kiến trúc thật ưng ý nhé.