Bình phong đá chắc hẳn là một nét kiến trúc không quá xa lạ đối với những gia đình chú trọng vào sự tâm linh và phong thủy, đặc biệt là đối với những không gian thờ cúng. Không dùng lại ở đó, các bức bình phong này còn mang nét truyền thống rất riêng của văn hóa Việt Nam và cần được giữ gìn, trân trọng.
Bình phong lăng mộ là gì?

Bình phong lăng mộ chính là những bức bình phong đá hay còn được gọi là cuốn thư đá, đây là vật dụng được sử dụng nhiều để trang trí hoặc che chắn tại những khu vực tâm linh. Ở thời phong kiến, cuốn thư được biết đến là một vật dụng được sử dụng để ghi chép, sau đó vật phẩm này được các nghệ nhân cách điệu và làm thành một bình phong đặt tại nơi thờ cúng.
Cách trang trí này còn thể hiện được lòng thành kính đối với tổ tiên của người Việt, ngăn cản ánh nhìn từ bên ngoài và che chắn khỏi những điềm hung.
Ý nghĩa của việc trưng bày bình phong
Các gia đình chạm khắc và trưng bày bình phong lăng mộ tại những khu vực thờ phụng thiêng liêng mang đến những ý nghĩa về sự bảo vệ, lòng hiếu đạo đối với gia tiên và các bình phong này còn mang nét nghệ thuật riêng.

Bảo vệ nơi thờ cúng linh thiêng
Khu vực thờ cúng tổ tiên luôn là nơi được chú trọng trong gia đình, cần phải giữ được không khí tôn nghiêm, tránh xa những tác nhân gây ô uế. Chính vì thế, nhiều gia chủ chọn sử dụng bình phong trước mộ để ngăn cản sát khí, giúp cho đời con cháu luôn được sung túc, thịnh vượng.
Đặc biệt, tại khu vực lăng mộ nơi an nghỉ của tổ tiên, chúng ta có thể dễ dàng thấy những bức bình phong đẹp được dựng lên khiến cho không khí nơi đây thêm phần uy nghiêm không thể xâm phạm.
Thể hiện chữ hiếu với gia tiên
Các bức bình phong lăng mộ còn là biểu tượng đại diện cho sự tôn kính và luôn luôn nhớ về tổ tiên. Do đó, gia chủ thường dựng lên các cuốn thư đá này nhằm bảo vệ nơi an nghỉ cuối cùng của tổ tiên.
Điểm nhấn nghệ thuật trong kiến trúc
Các bức bình phong đá đẹp luôn được chạm khắc với những họa tiết, hoa văn tinh xảo, không chỉ có công dụng che mưa chắn gió mà còn mang đậm nét trang nghiêm, cổ kính, tạo thêm điểm nhấn nghệ thuật cho công trình kiến trúc đá
Chất liệu chế tác và hoa văn của bình phong
Các mẫu bình phong lăng mộ rất đa dạng, tùy thuộc vào chất liệu chế tác mà gia chủ lựa chọn cũng như loại hoa văn mà các nghệ nhân chạm khắc lên đá.
Chất liệu chế tác
Các bức bình phong lăng mộ thường được chế tác từ những loại đá cao cấp như đá hoa cương (granite) và đá cẩm thạch (marble) cùng với đá xanh nguyên khối.
Đá hoa cương là đá tự nhiên có độ bền bỉ cùng khả năng chống chịu với các loại thời tiết khắc nghiệt rất tốt. Trong khi đó, đá cẩm thạch lại có bề mặt sáng và phù hợp để trưng bày tại nơi có công trình tâm linh. Ngoài ra, nhiều gia chủ lựa chọn đá xanh nguyên chất để dễ chạm khắc các hoa văn phức tạp và đây còn là loại đá có màu sắc cổ kính.

Hoa văn khắc trên bình phong
Bạn có thể lựa chọn nhiều mẫu hoa văn để các nghệ nhân chạm khắc lên trên bức bình phong, tuy nhiên, hoa văn nào cũng rất tinh xảo mà mang những dấu ấn riêng về văn hóa.
- Hoa văn hoa sen: Mẫu hoa văn này thường đại diện cho sự thuần khiết, giác ngộ và mang đến một không gian tâm linh thanh tịnh.
- Hoa văn tứ linh: Tứ linh bao gồm Long – Lân – Quy – Phụng, đây là biểu tượng tượng trưng cho sự mạnh mẽ và trường tồn của gia tộc.
- Thư pháp: Gia chủ có thể lựa chọn không khắc hoa văn mà thay vào đó là sử dụng thư pháp để ghi danh của tổ tiên, thể hiện công đức của ông bà và sự thành kính.

Cấu tạo của bình phong lăng mộ
Bình phong lăng mộ thường được cấu tạo từ 3 phần chính, bao gồm:
- Chân đế: Đây là bộ phận ở dưới cùng của bình phong, có tác dụng cân bằng và giúp bình phong đứng vững hơn, do đó cần được thiết kế sao cho chắc chắn để có thể đặt và giữ được một khối đá lớn.
- Phần thân: Phần thân của cuốn thư chính là phần chính, do đó cần được điêu khắc họa tiết hoa văn tỉ mỉ. Bộ phận này sử dụng đá tảng nguyên khối để không bị nứt vỡ trong quá trình vận chuyển, gây ảnh hưởng đến tính nghệ thuật, thẩm mỹ của tấm bình phong.
- Phần hông: Bộ phận này là hai cột đá ở bên hông của bức bình phong, trở thành trụ cột của cuốn thư. Thông thường, trên đỉnh của hai cột đá thường được trang trí thêm bóng đèn để giúp cho công trình thêm phần lung linh.
Vị trí chuẩn để đặt bình phong phong thủy
Các bức bình phong phong thủy thường được đặt trong các không gian tâm linh và ở vị trí phù hợp để phát huy được ý nghĩa thiêng liêng vốn có.
- Tại các khu lăng mộ, những bức bình phong này thường được đặt tại cổng ra vào. Ngoài ra, chiều rộng của bình phong lăng mộ thường sẽ lớn hơn so với chiều rộng của cổng, đồng thời phải được bài trí sao cho vẫn chừa lại lối đi.
- Đối với không gian chùa, đình hoặc nhà thờ tổ, bình phong thường sẽ được đặt tại giữa sân đối diện cửa chính. Cuốn thư với kích thước lớn sẽ ngăn cản sát khí, tạo nên sự uy nghi và bề thế.
- Bình phong thường được đặt ở hướng Nam hoặc hướng hợp mệnh với gia chủ để tăng cao sinh khí, giúp các thành viên trong gia đình được khỏe mạnh.

Những lưu ý quan trọng dành cho gia chủ khi trưng bày bức bình phong
Khi trưng bày các bức bình phong, gia chủ cần phải lưu ý một số vấn đề quan trọng sau để giữ cho không gian tâm linh luôn được yên tĩnh, trang nghiêm:
- Hạn chế đặt bình phong lăng mộ tại những khu vực không hợp phong thủy hoặc không hợp mệnh gia chủ để tránh việc khiến cho gia đạo không được bình an. Hãy nghiên cứu thật cẩn thận gia chủ mệnh gì, đặt hướng nào là phù hợp, nếu đặt đúng hướng thì cuốn thư sẽ giúp cho người nhà luôn bình an, phát đạt.
- Bức bình phong có tác dụng ngăn chặn các luồng khí xấu xâm hại đến khuôn viên thiêng liêng nơi thờ phụng hoặc đền chùa, do đó chỉ nên đặt tại cổng chính hoặc đối diện với chính điện. Gia chủ lưu ý tránh đặt bình phong tại các góc khuất để không phát huy được công dụng của mình. Đồng thời, tuyệt đối không đặt ở những khu vực dễ bị vấy bẩn tính thiêng liêng của cuốn thư phong thủy này.
- Lưu ý lựa chọn hoa văn phù hợp với nơi trưng bày, nếu đặt tấm bình phong tại khu vực thờ tổ tiên thì có thể sử dụng thư pháp khắc tên ghi danh dòng họ. Mặt khác, khi đặt bình phong tại khu vực chùa và đình thờ, bạn có thể cân nhắc chạm khắc hoa văn hoa sen hoặc Tứ tinh để làm nổi bật tính uy nghiêm của những nơi này.
- Khi trưng bày bình phong, gia chủ lưu ý hãy lau chùi thường xuyên, việc chạm khắc hoa văn tinh xảo, tỉ mỉ sẽ khiến cho các chi tiết trong bình phong dễ bị bám bụi. Việc vệ sinh thường xuyên giúp bạn giữ gìn được độ sáng, trong của đá cũng như giúp cho nơi thờ cúng luôn được sạch sẽ.

Tổng hợp các mẫu bình phong lăng mộ đẹp nhất
Dưới đây là một số các mẫu bình phong đá đẹp mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc được nhiều người ưa chuộng lựa chọn phổ biến nhất hiện nay. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể tự lên ý tưởng đặt làm riêng mẫu bình phong trước mộ, lăng mộ với kích thước phù hợp nhất.







Như vậy, có thể thấy rằng tấm bình phong lăng mộ có ý nghĩa rất thiêng liêng đối với những nơi thờ cúng. Qua việc chế tác trưng bày những tấm bình phong lớn, gia chủ có thể ngăn cản được những luồng khí không may mắn, khu vực thờ phụng tâm linh trong gia đình luôn sạch sẽ sẽ giúp cho gia đạo bình an, con cháu trong nhà gặp nhiều may mắn.