Chi tiết cấu tạo của một khu quần thể lăng mộ đá hoàn chỉnh

Mẫu lăng mộ đá được ưa chuộng

Lăng mộ đá không chỉ là nơi yên nghỉ của người đã khuất mà còn mang ý nghĩa văn hóa và tâm linh sâu sắc. Việc chọn lựa và xây dựng lăng mộ đá đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận để đảm bảo rằng nơi đây không chỉ bền vững qua thời gian mà còn thể hiện được lòng thành kính của con cháu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá các kiểu dáng lăng mộ đá, cấu tạo một khu lăng mộ đá và các công trình quan trọng cũng như phụ trợ trong khu lăng mộ.

Các kiểu dáng lăng mộ đá

Trước hết, việc chọn kiểu dáng lăng mộ đá là bước quan trọng đầu tiên. Tùy thuộc vào nhu cầu của gia chủ khi xây dựng lăng mộ thì có thể chọn một trong số những kiểu sau:

Lăng mộ đơn: Đây là kiểu lăng mộ xây thường dành cho một người, thường lược bớt tất cả các công trình phụ trợ và tập trung vào những phần chính làm nên lăng mộ. Ngoài công dụng tiết kiệm diện tích ra, kiểu lăng mộ này giúp thể hiện sự giản dị, thanh bạch của người đã khuất, không ham vật chất.

Lăng mộ đôi: Điểm khác biệt lớn nhất của công trình kiểu này là hai phần mộ nằm cạnh nhau hay là mộ đôi, cũng như cách bài trí có phần ưu tiên xây dựng công trình phụ theo cặp, ví dụ như cặp linh vật đá canh giữ, cặp đèn đá xây hai bên,… Vốn thể hiện tình yêu và sự gắn bó không rời ngay cả khi đã qua đời, kiểu lăng mộ này thường dành cho cặp vợ chồng sau khi mất, thể hiện sự thành kính của con cháu và mong muốn đôi vợ chồng được gắn bó mãi mãi.

Lăng mộ đôi được làm từ đá xanh rêu
Lăng mộ đôi được làm từ đá xanh rêu

Lăng mộ gia đình: Đây là kiểu lăng mộ dần dần được ưa chuộng những năm gần đây, với quy mô lớn hơn những công trình lăng mộ đơn hay lăng mộ kép. Được xây trên một khoảng đất rộng, đây là công trình lớn với nhiều ngôi mộ dành cho các thành viên trong gia đình, thường lên tới 4 đời hoặc 12 nấm mộ riêng biệt tùy theo diện tích của lăng. Đối với công trình lớn như kiểu lăng mộ này, ngoài những công trình chính thì còn có sự xuất hiện của rất nhiều công trình phụ khác như cổng đá, chiếu rồng hoặc phù điêu và lục bình, nhằm thể hiện sự uy nghi bề thế cho công trình. Hơn nữa, khi xây dựng và an táng cũng cần lưu ý tới các nguyên tắc bố trí, sắp xếp như “nam tả, nữ hữu”, sắp xếp theo cấp bậc,…

Mẫu một khu lăng mộ gia đình hoàn chỉnh
Mẫu một khu lăng mộ gia đình hoàn chỉnh

Lăng mộ dòng họ: Là kiểu lăng mộ lớn nhất hiện nay, kiểu lăng mộ này chiếm một khoảng diện tích rất lớn với rất nhiều phần mộ và công trình phụ trợ. Với ý nghĩa tôn vinh cả dòng họ, thể hiện lòng biết ơn và tưởng nhớ tổ tiên, lăng mộ dòng họ thường ưu tiên đặt gần những công trình tâm linh của gia tộc như nhà thờ họ, nhằm tạo nên một chỉnh thể thống nhất. Ngoài ra, khu lăng mộ rộng lớn này cần phải để ý tới các vấn đề về khuôn viên lăng mộ, lối đi và cảnh quan hòa hợp về mặt phong thủy, giúp gia tộc luôn thịnh vượng, làm ăn phát đạt.

Lăng mộ dòng họ có quy mộ lớn với nhiều công trình kiến trúc phức tạp
Lăng mộ dòng họ có quy mộ lớn với nhiều công trình kiến trúc phức tạp

Cấu tạo một khu lăng mộ đá hoàn chỉnh

Sau khi đã chọn được kiểu dáng phù hợp, bước tiếp theo là xây dựng cấu trúc của khu lăng mộ. Cấu tạo của một khu lăng mộ đá bao gồm nhiều công trình chính và phụ, mỗi công trình đều mang ý nghĩa và vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và tôn vinh người đã khuất.

Các công trình quan trọng

Mộ đá

Mộ đá là nơi chứa đựng tro cốt, tiêu, quách của người đã khuất. Đây là hạng mục quan trọng nhất và không thể thiếu trong lăng mộ đá, thể hiện lòng thành kính và sự tưởng nhớ đối với người đã qua đời.

Mộ đá thường được đặt ở những nơi cao ráo, tách biệt với môi trường xung quanh và dưới khu vực lăng thờ chung. Được tạo nên từ các phiến đá xếp chồng hoặc ghép xung quanh, mộ đá có rất nhiều kiểu dáng như mộ hình chữ nhật, bát giác, lục giác, hậu bành, tròn, có mái che. Ngoài ra, với rất nhiều loại đá tự nhiên khác nhau ở Việt Nam, mộ đá cũng có rất nhiều màu sắc.

Mộ đá được thiết kế hài hòa trong khu lăng mộ
Mộ đá được thiết kế hài hòa trong khu lăng mộ

Lăng thờ đá

Lăng thờ đá, còn gọi là am thờ đá hoặc long đình đá, là nơi thờ tự chung cho cả gia đình lớn hoặc dòng họ. Được đặt tại trung tâm của khuôn viên lăng mộ, đây là hạng mục quan trọng trong lăng mộ đá, biểu tượng cho lòng thành kính và tưởng nhớ tổ tiên. Bên trong lăng thờ tùy vào diện tích sẽ có bát hương, lọ hoa và bàn thờ cúng để đặt hương hoa của con cháu dâng lên. Lăng thờ được phân thành hai loại chính là lăng thờ đơn và lăng thờ cánh, cả hai kiểu đều được thiết kế công phu và tỉ mỉ, tạo nên vẻ đẹp tráng lệ và tinh tế cho toàn bộ công trình.

Lăng thờ cánh bằng đá trắng
Lăng thờ cánh bằng đá trắng

Lan can đá

Lan can đá là hạng mục được thiết kế bao xung quanh khuôn viên lăng mộ để bảo vệ công trình bên trong, đồng thời giúp phân chia ranh giới giữa khu lăng với bên ngoài, đảm bảo tính riêng tư và trang nghiêm cho không gian thờ cúng. Thường được chạm khắc hoa văn tỉ mỉ, tùy theo sở thích và yêu cầu phong thủy mà gia chủ có thể lựa chọn nhiều kiểu dáng khác nhau.

Mẫu lan can đá bao xung quanh khu lăng mộ
Mẫu lan can đá bao xung quanh khu lăng mộ

Bình phong đá

Bình phong đá (cuốn thư đá) là một trong những công trình quan trọn, có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập của tà khí, bảo vệ khỏi những điềm xấu từ bên ngoài. Trước đây bình phong chỉ có tại các công trình quan trọng như đền, đình và các công trình tâm linh, nhưng ngày này đã được đặt tại cửa vào các khu lăng mộ.

Bình phong đá mang lại điểm nhấn cho khu lăng mộ
Bình phong đá mang lại điểm nhấn cho khu lăng mộ

Các công trình phụ

Ngoài các công trình chính không thể thiếu ra, tùy vào loại hình và mong muốn của gia chủ thì trong một quần thể công trình lăng mộ đá hoàn chỉnh có thể có thêm các công trình phụ.

Lư Hương Đá

Đối với các khu lăng mộ lớn, lư hương đá được thay cho bát hương để cắm nhang thắp hương cho tổ tiên. Vị trí thường thấy của lư hương đá là ở trung tâm ngay bên dưới lăng thờ, tượng trưng cho điểm giao thoa tinh thần giữa trần gian và thế giới bên kia. Ở vị trí này, con cháu có thể dễ dàng thắp hương tưởng nhớ người đã qua đời và biểu lộ lòng tưởng nhớ sâu sắc cho người đã mất.

Lư hương đá được trạm khắc tinh xảo
Lư hương đá được trạm khắc tinh xảo

Bàn Lễ Đá

Bàn lễ đá, hay còn gọi là bàn thờ đá, là nơi dâng lễ và thể hiện lòng kính trọng của con cháu đối với tổ tiên và các vị thần, phật tứ phương. Bàn lễ đá thường được đặt phía trước lăng thờ, nơi con cháu có thể dâng các vật phẩm cúng tế trong những ngày lễ tết hoặc cúng tổ tiên.

Cổng đá

Với khu lăng mộ lớn như khu lăng mộ gia đình hoặc dòng họ, có thể thấy sự xuất hiện rất thường xuyên của cổng đá. Không chỉ đóng vai trò làm lối vào khuôn viên lăng mộ, cổng đá còn tạo sự kết nối hài hòa với các thành phần khác như lan can đá, góp phần đem đến sự cân đối cho toàn bộ công trình và tạo không gian thống nhất. Đặt vị trí và hướng cổng đúng chuẩn phong thủy giúp hạn chế tác động của năng lượng xấu, duy trì sự bình yên và linh thiêng cho nơi thờ tự chung

Đèn đá

Được sử dụng như một phần trang trí cho tổng thể lăng mộ đá, đèn đá không chỉ nâng cao vẻ đẹp của cảnh quan mà còn mang các yếu tố phong thủy và tâm linh. Thiết kế của đèn đá thường có phần trên để chứa nến hoặc đèn dầu, góp phần tạo ra ánh sáng cho khu lăng mộ. Đèn đá còn tượng trưng cho sự trọn vẹn và đầy đủ, thúc đẩy lưu thông sinh khí tích cực, xua đi bóng đêm cũng như xua đi âm khí bên ngoài.

Đèn đá trang trí cho khuôn viên lăng mộ
Đèn đá trang trí cho khuôn viên lăng mộ

 

Linh vật đá

Tượng linh vật đá là một hạng mục trang trí, thường được đặt trấn giữ ngoài cổng, làm cho không gian trở nên hoàn thiện hơn và tôn lên vẻ đẹp của tổng thể khuôn viên lăng mộ. Tượng linh vật đá còn mang ý nghĩa phong thủy quan trọng, canh gác cho công trình, thu hút tài lộc và bảo vệ khỏi các tác động xấu.

Linh vật đá canh giữ khu lăng mộ
Linh vật đá canh giữ khu lăng mộ

Cây cảnh và hoa

Đối với khu lăng mộ dòng họ, ngoài các công trình đá ra có thể trồng thêm một số loại cây cảnh hoặc hoa nhằm tạo không gian xanh, thanh tịnh và trang nghiêm. Trồng thêm các loại cây cảnh không chỉ làm đẹp cảnh quan mà còn tạo ra cảm giác thư thái và tôn nghiêm cho không gian.

Khu vực đốt vàng mã

Khu vực đốt vàng mã là nơi riêng biệt để đốt vàng mã trong khu lăng mộ, đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường. Khu vực này thường được thiết kế riêng biệt và xa khu vực chính để tránh nguy cơ cháy nổ và giữ gìn vệ sinh.

Việc xây dựng một khu lăng mộ đá không chỉ đơn thuần là tạo dựng một công trình kiến trúc mà còn là sự thể hiện lòng thành kính và tưởng nhớ đối với tổ tiên, mang đậm nét văn hóa tâm linh của người Việt. Mỗi chi tiết trong cấu trúc lăng mộ đều mang ý nghĩa phong thủy và tâm linh sâu sắc, góp phần tạo nên một không gian thờ cúng trang nghiêm và thanh tịnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *