Cúng rằm thường được thực hiện vào ngày 14 hoặc 15 âm lịch. Theo dân gian quan niệm, ngày giữa tháng là những ngày âm dương có sự hoà hợp mạnh nhất, nên tại các gia đình thường thắp hương để tổ tiên, ông bà có thể chứng giám cho mong cầu và lòng thành của mình. Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn cách cúng rằm hàng tháng.
1. Ý nghĩa của việc cúng rằm hàng tháng
Ngày rằm theo quan niệm xưa chính là ngày Vọng. Vậy ngày Vọng là như thế nào? Ngày Vọng là ngày mặt trăng và mặt trời ở xa nhau nhất nhưng lại rất đối xứng nhau. Hay nói cách khác, ngày Vọng là ngày “nhìn xa trông rộng”. Ngày rằm là ngày âm dương có sự hoà hợp mạnh nhất, là thời điểm mà mặt trăng và mặt trời có thể nhìn rõ nhau nhất. Hay theo quan niệm dân gian, ngày rằm là ngày mà người sống có thể kết nối một cách mạnh mẽ nhất với những người đã khuất.
Với ý nghĩa trên, vào ngày rằm, các gia đình thường thực hiện sửa soạn mâm lễ vật để dâng lên tổ tiên, dâng lên ông bà nhằm cầu mong các đấng phù hộ những điều tốt đẹp nhất mang lại cho gia đình. Một năm có 12 tháng thì có khoảng 3 tháng là có ngày rằm đặc biệt hơn cả. Đó là rằm tháng giêng: tháng đầu tiên trong năm, rằm tháng chạp: tháng cuối cùng trong năm, rằm tháng 8: tết trung thu.
Về cơ bản các mâm cỗ cúng rằm hàng tháng cũng không cần chuẩn bị quá cầu kỳ, tùy vào sở thích của gia chủ. Nhưng cần bày biện đầy đủ để tổ tiên có thể chứng giám cho lòng thành của con cháu. Vậy cần chuẩn bị những gì khi cúng rằm hàng tháng, cùng theo dõi phần tiếp theo của bài viết này.
2. Những thứ cần chuẩn bị để cúng rằm hàng tháng
Khi cúng rằm, có những thứ cơ bản sau cần chuẩn bị. Đó là: hương, hoa, quả, bánh kẹo, chè, thuốc, trầu cau, tiền vàng. Ngoài ra tuỳ vào ý thích của gia chủ có thể cúng thêm cỗ mặn hoặc cỗ chay tuỳ thích.
Cỗ mặn để cúng rằm hàng tháng thường đơn giản với một vài món ăn quen thuộc như gà, xôi, nem, canh miến,…. Còn đối với các tháng đặc biệt hơn, ví dụ như tháng Giêng thì mâm cỗ cúng cần chuẩn bị nhiều hơn. Với quan niệm “Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” thì mâm cỗ tháng Giêng phải đầy đủ 4 bát, 6 đĩa. Ngoài ra còn phải chuẩn bị thêm nhiều tiền vàng và mâm ngũ quả.
Đối với tết Trung Thu thì mâm cỗ cúng rằm lại không thể thiếu bánh trung thu và mâm ngũ quả. Ngoài ra các gia đình có thể lựa chọn cúng cỗ chay nếu muốn, ví dụ như xôi, chè, các món chay,… Nhưng cần lưu ý không cúng đồ chay giả mặn.
Số nén hương cắm trên lư hương cũng mang nhiều ý nghĩa riêng biệt, ví dụ như:
-
1 nén: Gia chủ cầu mong bình an mang lại cho gia đình
-
3 nén: Gia chủ mong muốn các đấng bề trên che chở cho các thành viên trong gia đình
-
5 nén: Có ý nghĩa mời các đấng trên hiện về quây quần bên con cháu
-
7 nén: Ít khi thắp hương 7 nén vì quan niệm số 7 là số không may
-
9 nén: tín hiệu cần các đấng trên cầu cứu
Và có một điều cần lưu ý thêm đó là không bao giờ thắp hương số chẵn.
Nhìn chung lễ vật cúng gia tiên ngày rằm cũng khá đơn giản, chỉ bày biện khéo léo một chút và đặc biệt cần thành tâm để các đấng bề trên có thể chứng giám cho lòng thành của gia chủ. Vậy nên cúng rằm vào khung thời gian nào trong ngày, tiếp tục theo dõi phần tiếp theo của bài viết này nhé.
3. Bài văn khấn gia tiên ngày rằm hàng tháng
Thường sẽ không có những mẫu chung hay quy chuẩn chung nào cho bài văn khấn gia tiên ngày rằm hàng tháng, chỉ cần gia chủ thành tâm thì mọi mong cầu đều được chứng giám. Cùng tham khảo một bài văn khấn dưới đây:
“Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương. Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ, chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ tỷ).
Tín chủ (chúng) con là… ngụ tại…
Hôm nay là ngày rằm tháng… năm… Tín chủ con nhờ ơn đức Trời Đất, chư vị Tôn thần, cù lao tiên tổ, thành tâm sắm hương, hoa quả trà bánh rượu thuốc, thắp nén hương thành tâm dâng lên các đấng bề trên. Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần cùng ông bà tổ tiên của chúng con. Chúng con cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Chúng con kính mời các cụ cao tằng Tổ khảo, cao tằng Tổ tỷ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin các đấng trên phù hộ độ trì, che chở cho con cháu, ban phước, ban tài lộc, ba tháng hè, chín tháng thu đông đi lại an toàn, làm ăn phát tài.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!”
4. Nên cúng rằm hàng tháng vào khi nào?
Khung giờ đẹp nhất để cúng rằm là vào buổi sáng từ khoảng 7h sáng đến 12h trưa. Chúng ta cũng có thể cúng rằm hàng tháng vào buổi chiều trước 17h nếu không sắp xếp được thời gian. Nhưng cần lưu ý đặc biệt không thắp hương cúng rằm vào buổi tối vì quan niệm ban đêm là thời gian của ma quỷ, có nhiều tà khí. Có một vài thứ cần lưu ý không được bày lên bàn thờ được trình bày trong phần tiếp theo của bài viết này.
5. Những thứ cần lưu ý không bày lên bàn thờ
Cần lưu ý một số thứ sau không bày lên bàn thờ khi cúng rằm hàng tháng:
Đồ giả ( hoa quả giả, bánh kẹo giả,…): theo quan niệm của người xưa, bày đồ giả lên bàn thờ là mang tội bất hiếu với tổ tiên, không thể hiện được cái tâm của gia chủ. Bàn thờ cần được thờ cúng bằng đồ thật, hoa tươi. Khi không phải ngày lễ, cần được lau chùi gọn gàng.
Chân hương vòng: hương vòng nên được treo chứ không được cắm trực tiếp và bát hương. Bởi theo phong thuỷ, hành động này có ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của gia chủ
Không dùng cát để bỏ vào bát hương: Không được phép bỏ bất cứ thứ gì vào trong bát hương trừ tro. Và khi thực hiện cần làm lễ cúng bái cẩn thận. Hành động bỏ cát vào bát hương được coi là hành động bất kính với ông bà tổ tiên bởi cát có nhiều tạp chất.
Một số loại hoa không nên thờ cúng: hoa ly, hoa cúc vạn thọ, hoa phong lan, hoa râm bụt, hoa đại,…
Không sử dụng bát hương bằng đá: bát hương bằng đá chỉ sử dụng ở trong chùa hoặc miếu, nơi có nhiều vong linh trú ngụ. Còn bát hương bằng thờ gia tiên nên sử dụng bát hương bằng sứ
Không biến bàn thờ thành nơi cất trữ: tại một số gia đinh, nhất là những gia đình ở vùng nông thôn thường có thói quen cất trữ nhiều đồ vật trên bàn thờ như loa đài, vô tuyến, sổ đỏ,… Như vậy sẽ làm mất đi sự trang trọng, uy nghiêm của bàn thờ.
Đồ lau dọn bàn thờ cần được sử dụng riêng: Không được lau dọn bàn thờ bằng những đồ lau dọn dùng chung cho cả gia đình.
Hy vọng với một số lưu ý trên đây, các gia đình sẽ thực hiện cúng rằm hàng tháng một cách dễ dàng hơn. Để mang lại tài lộc cho gia chủ, không chủ cần các lễ vật được cúng bài hàng tháng mà còn cần những vật phẩm đá phong thuỷ. Cùng tham khảo địa chỉ datamnguyen.vn để có thêm những lựa chọn cho văn hoá tâm linh của gia đình nhé.
Cúng rằm hàng tháng là một nét đẹp trong văn hoá tâm kinh của nước ta. Hy vọng bài viết vừa rồi đã cung cấp những thông tin bổ ích cho quý độc giả khi thực hiện cúng rằm hàng tháng.
Đá Tâm Nguyện là đơn vị chuyên thi công, thiết kế các mẫu khu lăng mộ đá đẹp, công trình bằng đá với sự uy tín lâu năm. Nếu cần tư vấn, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi nhé.