Xưởng Chế Tác:
- 561 Nguyễn Huệ, Nam Bình, Ninh Bình
- Thôn Đồng Quan – Xã Ninh Vân – Huyện Hoa Lư – Ninh Bình
VPDD: Toà nhà Season Avenue, Làng việt kiều châu âu – Mỗ Lao – Hà Đông – HN.
TIN TỨC
Trước khi làm rõ khái niệm 49 ngày trùng tang thì chúng ta cùng tìm hiểu sơ qua trùng tang là gì. Đây là hiện tượng mà chỉ trong thời gian ngắn, gia đình và dòng họ liên tiếp có nhiều người mất, xảy ra một cách đột ngột và bất ngờ.
Trong đó, 49 ngày trùng tang tức là kể từ thời điểm người đầu tiên mất, trong vòng 3 ngày, 7 ngày hoặc 49 ngày sau đó lại có thêm người mất nữa. Hiện tượng trùng tang này được đánh giá là nặng, nhiều gia đình chưa kịp thu xếp và thực hiện việc hóa giải trùng tang thì đã xảy ra trùng tang.
49 ngày trùng tang là trong vòng 49 ngày sau khi có người mất thì gia đình lại có thêm người mất nữa
Trong 49 ngày trùng tang cũng như trong 49 ngày có tang, gia đình cần lưu ý đến những điều kiêng kỵ sau đây.
Người thân có thể khóc lúc đưa tiễn và chôn cất người mất. Nhưng sau khi chôn cất xong và về nhà thì không nên khóc nữa, đặc biệt là khóc to thành tiếng. Vì việc này có thể khiến vong linh người mất quyến luyến, không muốn rời đi, khó mà siêu thoát.
Trong 49 ngày trùng tang, người thân không nên mặc quần áo và sử dụng đồ dùng của người đã mất. Bởi ở bên kia thế giới, họ sẽ luôn nhớ về những món đồ của mình. Nếu người thân sử dụng thì vong linh sẽ về để đòi lại, thậm chí là bắt đi.
Việc này là rất quan trọng khi làm đồ cúng cho người mất. Thay vì giết gà, vịt, lợn để làm mâm cúng, người thân hãy cúng chay để tạo phước, giúp vong linh người mất mau được siêu thoát. Nếu sát sinh thì sẽ tạo nghiệp, khiến vong linh bị lang thang, vất vưởng.
Trong 49 ngày trùng tang, gia đình không nên thực hiện sát sinh, giết gà, vịt, lợn,… để làm lễ cúng
Khi nhà có tang thì trong 49 ngày đầu, người thân không nên đi lễ tiệc, đến những ồn ào hay tổ chức ăn uống linh đình. Điều này được cho là bất kính, xúc phạm và không tôn trọng người đã mất.
Điều này là quan trọng với con cháu khi có ông bà, cha mẹ vừa mất, nếu không sẽ mang tội bất hiếu. Theo đó, trong vòng 3 năm sau khi ông bà, cha mẹ qua đời thì con cháu mới hết thời gian để tang và được kết hôn.
Từ lúc người thân mất đi, cứ 7 ngày thì gia đình sẽ hóa vàng mã một lần. Đến 49 ngày thì hóa vàng mã được 7 lần. Điều này đến từ tín ngưỡng mỗi người có 3 hồn 7 vía, mỗi năm đi 1 hồn, 7 ngày đi 1 vía. Như vậy, sau 3 năm thì hồn tẫn (mãn tang), sau 49 ngày thì vía tan. Nhưng lưu ý là nếu những ngày này trùng ngày 7, 17, 27 thì gia đình nên tránh. Có thể chọn làm ngày khác phù hợp hơn.
Ngoài những việc cần tránh trong 49 ngày trùng tang thì sẽ có những việc mà gia đình nên làm. Vậy đó là những việc gì?
3 ngày sau khi chôn cất thì gia đình sẽ làm lễ mở cửa mả (lễ cúng sau lễ tang). Lễ cúng này vừa bày tỏ sự tiếc thương với người đã mất, vừa là để cảm ơn bạn bè, hàng xóm đã giúp đỡ trong lúc tang gia bối rối.
Cứ 7 ngày thì hóa vàng mã một lần cho đến 49 ngày thì hóa vàng mã được 7 lần, giúp vía của người mất được “nhanh tan”, không còn lưu luyến trần gian.
Thực hiện tụng kinh và niệm Phật để cầu siêu cho vong linh người mất, mong muốn vong linh được siêu thoát và đầu thai.
Con cháu có thể hồi hướng cho người đã mất thông qua việc ăn chay, phóng sanh, làm từ thiện, bố thí, cúng dường,… bằng tất cả lòng thành và sự hiếu thảo của mình.
Có thể thực hiện hóa giải trùng tang bằng cách nhốt vong, cắt trùng trong những ngôi chùa linh thiêng.
Thực hiện lễ cúng 49 ngày một cách kỹ càng, chỉn chu và tươm tất.
Gia đình nên thực hiện lễ cúng 49 ngày thật chỉn chu và tươm tất để thể hiện lòng thành kính với người đã khuất
49 ngày trùng tang hay có 49 ngày có tang thực sự là khoảng thời gian quan trọng của gia đình có người mất. Ý nghĩa của 49 ngày thể hiện được nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh của người Việt.
Theo đó, thuyết Phật giáo cho rằng sau khi mất, vong linh sẽ trải qua 7 lần phán xét, mỗi lần kéo dài 7 ngày. Sau 49 ngày thì mới được siêu thoát và đến cảnh giới khác. Việc phán xét như thế nào và đến cảnh giới nào còn tùy thuộc vào nghiệp của họ.
Vì vậy mà trong 49 ngày đầu người thân mất, gia đình luôn cố gắng làm việc thiện, việc lành với mong muốn nhờ phước đức của người sống mà vong linh người mất được phán xét đơn giản, dễ dàng thoát khỏi địa ngục, sớm đầu thai.
Ngoài ra, cũng có nhiều quan điểm khác là trong vòng 49 ngày đầu mới mất, vong hồn người mất vẫn còn lẩn quẩn trong nhà. Họ quyến luyến và không nỡ đi xa. Lúc này, nếu gia đình cầu siêu, tụng kinh để tiễn vong thì sẽ giúp vong linh được siêu thoát, không còn vấn vương trần tục.
Và lễ cúng 49 ngày còn thể được lòng thành kính của người sống dành cho người mất. Mong muốn người mất dùng chung bữa cơm đầm ấm với gia đình như những ngày xưa.
Hy vọng qua những chia sẻ của Đá Tâm Nguyện sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về những việc nên và không nên làm trong 49 ngày trùng tang. Qua đó, có thể áp dụng cho đúng để bản thân, gia đình luôn được bình an, thanh tịnh.
Xưởng chế tác: Thôn Đồng Quan – Xã Ninh Vân – Huyện Hoa Lư – Ninh Bình.
VP tại Hà Nội: Toà nhà Season Avenue, Làng việt kiều châu âu – Mỗ Lao – Hà Đông – HN.
VP tại Ninh Bình: 561 Nguyễn Huệ – Ninh Phong – TP.Ninh Bình
Hotline: 0865.68.68.92
Email: [email protected]
Website: datamnguyen.vn
Fanpage: Facebook.com/damynghetamnguyen
TẠI SAO NÊN CHỌN ĐÁ TÂM NGUYỆN
30
NHÂN VIÊN
10
NĂM THÀNH LẬP
99%
KHÁCH HÀNG HÀI LÒNG
+5000
ĐƠN HÀNG
+1000
KHÁCH HÀNG