Lăng Gia Long | Nơi An Nghỉ Của Vị Vua Triều Nguyễn

Lăng Gia Long | Nơi An Nghỉ Của Vị Vua Triều Nguyễn

Huế nổi tiếng có nhiều lăng tẩm, đền chùa và trong số đó nổi bât nhất là quần thể lăng tẩm của các vị vua nhà Nguyễn. Bài viết này sẽ giới thiệu cho các bạn lăng Gia Long – nơi an nghỉ của vị vua Triều Nguyễn. 

Triều đại nhà Nguyễn trải qua 13 đời vua với 143 năm trị vì từ 1802 – 1945 đã để lại cho Huế một di sản lớn có nhiều giá trị lịch sử, góp phần tạo nên nét trầm mặc cho cố đô. Khi đến Huế du lịch hầu hết du khách đều lựa chọn tham quan các khu lăng tẩm gần trung tâm dễ di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô mà lăng Gia Long phải đi thuyền mới đến được nên thu hút ít du khách hơn. Hy vọng qua bài viết này các bạn hãy đến lăng Gia Long để có được nhiều trải nghiệm bổ ích nhé. 

Vẻ đẹp đơn sơ của lăng Gia Long
Vẻ đẹp đơn sơ của lăng Gia Long

1. Địa điểm khu lăng vua Gia Long 

Lăng vua Gia Long ở Huế còn có tên gọi là Thiên Thọ Lăng là một quần thể khu lăng mộ đá bao gồm nhiều công trình kiến trúc lăng tẩm đặc sắc trong hoàng quyển. Trọng điểm trong đó chính là khu lăng mộ đá vua Gia Long và bà Thừa Thiên Cao hoàng hậu. Khu lăng mộ có kiến trúc đơn sơ mộc mạc nhưng lại có sức hút kỳ diệu với vẻ đẹp thanh tịnh khiến ai ghé thăm cũng đều thấy tâm hồn thư thái lạ thường. 

Bắt nguồn từ hơn 200 trước đây vua Gia Long để có tính toán và chuẩn bị sẵn nơi yên nghỉ của mình sau khi mất. Khi đó có nhiều vùng đất khác nhau nhưng ông lại quyết định chọn vùng núi hoang sơ Thiên Thọ Sơn để xây lăng mộ.

Đường vào lăng Gia Long
Đường vào lăng Gia Long

Lăng mộ vua Gia Long cách thành phố Huế khoảng 20km về phía Tây cũng khá xa và nơi đây thuộc thôn Định Môn, xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Địa điểm này là vùng đồi núi có vị trí nằm giữa 2 dòng tả trạch và hữu trạch được biết đến là nơi thu hút nhiều điều tốt đẹp từ mọi hướng quy tụ về đây. Nhưng khu vực này lại khá xa đường lớn với phương tiện di chuyển đến đây duy nhất là đường thủy.

Trước năm 2014, để đến Lăng Gia Long người dân vẫn sử dụng những chiếc đò ngang để qua lại nên đây là lý do có ít du khách đến tham quan khu lăng mộ vua chúa. Gần đây đã có những chiều cầu phao nhỏ nối 2 bên bờ do người dân tự làm và có thu phí nhưng chỉ cho xe máy đi qua. Khi đi hết cầu phao bạn sẽ đi thêm 4km là đến lăng nên nhờ chiếc cầu này mà dân cư tại đây không còn bị cô lập nữa và có nhiều người đến viếng lăng hơn.

Cũng trong năm 2014 cầu Hữu Trạch nối liền bãi La Khê và La Khê Trẹm cũng được hoàn thành nên có thêm một hướng để đến lăng. Nhưng đường này phải đi theo hướng lăng Minh Mạng đi qua cầu Tuần, tiếp theo đi hết cầu Hữu Trạch và đi tiếp khoảng 10km mới đến lăng Gia Long

2. Sơ đồ kiến trúc khu lăng Gia Long 

Khu lăng Gia Long có kiến trúc đơn giản, bình dị không có lâu đài đền tạ và cũng không xây dựng la thành. Có núi đồi xung quanh chính là vòng la thành thiên nhiên bao bọc nên làm cho lăng luôn có vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ và đậm chất nên thơ.

Phía trước lăng rộng 150 trượng và bên trái, bên phải, phía sau đều rộng 100 trượng, có thành bảo vệ bốn mặt đều dài hơn 40 trượng. Trước đây quần thể lăng Gia Long có 85 trụ biểu nhưng hiện tại chỉ còn 2 cột trụ biểu phía trước lăng. 

Kiến trúc tổng thể lăng vua Gia Long có 3 khu vực chính: 

  • Chính giữa: khu lăng mộ của vua Gia Long và hoàng hậu được xây ở Chính Trung. 
  • Bên phải: tẩm điện còn gọi là điện Minh Thành được xây ở Bạch Sơn.
  • Bên trái: Bi Đình được xây ở Thanh Sơn.

2.1 Tẩm điện – điện Minh Thành

Tham quan lăng Gia Long không thể bỏ qua phần tẩm điện năm trên Bạch Sơn và bao quanh đều được xây tường. Từ ngoài vào đầu tiên là Nghi Môn, tiếp theo là tả hữu Tòng Tự và đến điện Minh Thành. Điện này là nơi thờ Vua Gia Long và bà Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu. Trong điện còn gìn giữ nhiều kỷ vật của nhà Vua lúc còn sinh thời. Nội thất trong tẩm điện được trang trí đơn giản và trạm trổ chữ Thọ ở giữ với dây cách điệu xung quanh. Bên cạnh điện Minh Thành được dựng phối điện tả hữu với phía trước điện là Nghi Môn và phía sau là tòng viện.

2.2 Bi Đình 

Bi Đình được xây dựng trên Thanh Sơn có kiểu dáng là một phương đình và có 2 tầng mái. Bên trong nhà bia có dựng tấm bia lớn “Thánh Đức Thần Công” được vua Minh Mạng viết để ca ngợi vua cha. Tấm bia không quá lớn so với bia tại các lăng mộ khác nhưng được chạm khắc tinh sảo và đến ngày nay vẫn sừng sững còn nguyên vẹn như đang kể lại câu chuyện cuộc đời của Vua Gia Long – vị vua đầu tiên của Triều Nguyễn. 

Tấm bia không chỉ tỏ lòng thành kính, tưởng nhớ đến tiên đế của vua Minh Mạng sau khi kể đến viêc khai sáng của Vua cha mà còn có ý nghĩa ca tụng những việc vua cha đã làm cho dân tộc với những lời lẽ tha thiết. 

2.3 Khu lăng mộ Bửu Thành 

Trong Thiên Thọ Lăng thì phần lăng được đặt trên đồi chính Trung. Đầu tiên, khi vào lăng mộ vua Gia Long chính là Bái Đình được lát bằng gạch Bát Tràng và hai bên có 2 tượng voi, 2 tượng ngựa cùng 10 quan văn võ được khắc hoàn toàn bằng đá tự nhiên. Năm 2002 hai hàng tượng bị sứt mẻ, ngựa bị sứt chân và voi bị gãy vòi nên năm 2005 được sửa chữa phục dựng lại một phần để phục vụ du khách tham quan.

Khi bước qua cánh cổng đồng trăm năm chúng ta như được lạc vào chốn linh thiêng với các vòm thành bao quanh lăng mộ. Bên trong này chính là 2 ngôi mộ song táng của Vua Gia Long và Thừa Thiên Cao hoàng hậu, đây được coi là ngôi mộ song táng duy nhất trong quần thế các di tích lăng mộ triều Nguyễn. 

3. Những điểm nổi bật trong khu lăng Gia Long 

Lăng Gia Long có vẻ đẹp cổ kính đậm nét Huế
Lăng Gia Long có vẻ đẹp cổ kính đậm nét Huế

Lăng Vua Gia Long có điểm nổi bật là được xây trên ngọn đồi cao nhất và đường vào lăng toàn bộ là những cây thông xanh mát. Nơi đây được ví là con đường thơ mộng nhất trong các khu lăng mộ. Đặc biệt, xung quanh lăng mộ có hồ sen vào mùa hè sẽ nở hoa tuyệt đẹp tạo nên khung cảnh bình dị. Từ lăng mộ bạn có thể nhìn thấy những con đường khúc khuỷu bên dưới hay những đàn trâu đang gặm cỏ phía xa xa. Khung cảnh vào lăng Gia Long đậm chất Huế thân thương và mộng mơ. 

Lăng Gia Long có kiến trúc đơn giản nhất trong các lăng mộ Triều Nguyễn và chủ yếu công trình trong lăng đều được đặt theo chiều ngang. Khu vực chính giữa lăng là lăng mộ của vua và hoàng hậu. Tiếp đến là điện Minh Thành được đặt bên phải để thờ cũng vua và điện Bi Bình là nơi có tấm bia lớn của vua Minh Mạng để thờ các vị tổ tiên.

Khi tham quan quần thể lăng bạn hãy ghé qua điện Gia Thành là nơi thờ thân mẫu của vua Minh Mạng. Bước từ cổng gỗ đến khu thờ cúng đều được chạm khắc hoa văn độc đáo. Do đó, ngày nay lăng vua Gia Long chứa đựng nhiều ý nghĩa lịch sử to lớn. 

Gia Long là vị vua đầu tiên thống nhất đất nước và đưa ra bộ luật Gia Long, thiết lập chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam. Cho nên, khi có dịp đến Huế du lịch các bạn hãy ghé đến lăng để tìm hiểu những câu chuyện và cuộc đời của vị vua này nhé. 

4. Lăng vua Gia Long và câu chuyện tình yêu bất tử 

Lăng Gia Long gắn liền với câu chuyện tình yêu bất tử
Lăng Gia Long gắn liền với câu chuyện tình yêu bất tử

Lăng vua Gia Long gắn liền với câu chuyện tình yêu bất tử của nhà vua và Thừa Thiên Cao hoàng hậu. Hai ngôi mộ song táng tại khu lăng mộ thể hiện tình yêu son sắc thủy chung của nhà vua, với kiểu chôn cất như vậy được gọi là “càng khôn hợp bích”.

Nhà vua sau khi mất được nằm bên cạnh hoàng hậu của mình – người đã cùng vua Gia Long vào sinh ra tử, binh biến nhiều năm. Trong sử sách có ghi lại và ca ngợi đức hạnh của Thừa Thiên Cao hoàng hậu nhất là những ngày tháng bà vất vả giúp vua gây dựng lại sự nghiệp.

Trong những năm theo Vua Gia Long chinh chiến, bà thay mặt vua hiếu thuận với bề trên và chăm lo kẻ dưới. Bà còn tự tay dệt vải cho quân lính nên cảm kích trước tấm lòng của bà Vua Gia Long đã viết: 

“Ngày trước buôn ba, trẫm khó nhọc ở ngoài, hậu siêng năng ở trong giúp nhau trong lúc gian nan, trải qua chỗ bằng chỗ hiểm. Duyên trời kết hợp, cùng trẫm tu tề, trong khi mây sấm tối tăm, buổi biển trời khó nhọc, đã vì ta ra sức lo toan. Đất khách lạnh lùng, lòng vui hầu mẹ, ngày đêm không ngại, cố sức giúp ta.”

Do đó, nhà vua luôn khắc ghi tình nghĩa vợ chồng thời gian lập nghiệp nên đã trạm tới tấm chân tình của bậc để vương. Lúc sống trê yên ngựa và lúc nằm nơi trận mạc nên đến khi có cả giang sơn thì nhà Vua vẫn muốn trọn đời trọn kiếp ở bên người vợ thảo hiền. 

5. Chia sẻ kinh nghiệm tham quan khu lăng mộ vua Gia Long

Khu lăng mộ vua Gia Long có kiến trúc đơn giản những vẫn giữ gìn được vẻ đẹp uy nghi, cổ kính rất riêng nên mỗi ngày đều đón rất nhiều lượt khách tham quan đến đây để chiêm ngưỡng vẻ đẹp xưa cũ và được “check-in” cháy máy với blackgroud cổ điển nơi đây mang lại. 

Để tham quan lăng Gia Long các bạn có thể di chuyển bằng thuyền để thưởng ngoạn cảnh sắc trên dòng sông Thương thơ mộng và điểm dừng chân chính là lăng vua Gia Long. Ngoài ra, nếu đi đường bộ thì có thể di chuyển  theo hướng QL49 qua đoạn giao với QL1A thì đi dọc theo dòng sông Hương, rồi tiếp tục đi qua bến đò Gia Long là đến Lăng Gia Long.

Hiện nay, giá vé vào lăng là 40.000VNĐ/người/lượt và thời gian mở cửa mùa hè từ 6h30 – 17h30 và mùa đông từ 7h00 – 17h00. 

Vì thế, trong rất nhiều địa điểm du lịch tai Huế thì lăng Gia Long – nơi an nghỉ của vị vua Triều Nguyễn luôn đem lại cho du khách tham quan một cảm giác cổ kính, trầm mặc và hoài niệm nhớ mãi không quên khi có dịp đến đây. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *